Master Bill là gì? Phân biệt giữa House bill và Master Bill

Master Bill

Master Bill là gì? Phân biệt giữa House bill và Master Bill

Vận đơn (Bill of lading – B/L) là chứng từ vận chuyển đường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa được giao lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa về để vận chuyển tới nơi trả hàng. Căn cứ vào chủ thể phát hành vận đơn đường biển cho người gửi hàng mà người ta sẽ chia vận đơn đường biển ra thành 2 loại là House bill và Master Bill.

Master Bill
Master Bill

Master Bill là gì?

Master Bill Lading hay còn được gọi là vận đơn chủ và được viết tắt bằng MBL. Đây là vận đơn đường biển do hãng tàu phát hành. Đặc điểm dễ dàng nhận biết đâu là Master bill nhất là nhìn phía đầu góc trái của vận đơn. Nếu thấy tên và logo của hãng tàu thì đây là MBL.

Một Master Bill chỉ phát hành cho 1 lô hàng, bao gồm nhiều liên cùng chung một nội dung. Một số thông tin trên MB/L cần lưu ý là:

  • Tên người gửi là công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là nhà xuất khẩu)
  • Tên người nhận là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu (không phải là nhà nhập khẩu).

Phân biệt sự khác nhau giữa House bill và Master Bill 

Đều là 2 vận đơn đường biển phổ biến hiện nay nên có không ít người nhầm lẫn giữa House bill và Master Bill. Tuy nhiên thực tế đây là 2 loại vận đơn hoàn toàn khác nhau và tất nhiên chúng không thể thay thế được cho nhau.

House Bill được viết tắt là HBL hay HB/L, là vận đơn thứ cấp do công ty Forwarder phát hành cho Shipper (người gửi hàng) và Consignee (người nhận hàng) đối với trường hợp Shipper không yêu cầu Bill gốc từ phía hãng tàu. Cách nhận biết House bill rất dễ dàng. Theo đó trên vận đơn sẽ có logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty Forwarder.

Dưới đây là một số sự khác nhau giữa House bill và Master Bill mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

Master Bill

House bill

Đối tượng phát hành

Người gửi hàng thực tế hoặc công ty Forwarder

Người gửi hàng thực tế

Rủi ro

Có rủi ro nhưng tỷ lệ tổn thất thấp hơn bởi vì hãng tàu thường là đơn vị lớn, có uy tín trong ngành. Trong trường hợp gặp phải rủi ro thì người gửi hàng có thể kiện trực tiếp hãng tàu để đòi quyền lợi do có bill gốc.

Mức rủi ro cao hơn. Và mức rủi ro này tùy thuộc vào trách nhiệm của công ty Forwarder.

Sửa lỗi

Khó chỉnh sửa lỗi

Dễ chỉnh sửa lỗi

Quy tắc áp dụng

Chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,…

Không chịu tác động của bất kỳ quy tắc nào

Nơi nhận hàng

Cảng đến (Port)

Thường sẽ là kho bãi của công ty Forwarder

Hình thức

Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty hãng tàu

Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty Forwarder

Xét về tính dễ dàng chỉnh sửa bill gốc thì làm House Bill (HBL) dễ chỉnh sửa hơn so với Master Bill (MBL). Do làm House Bill thì bill gốc do forwarding cấp cho shipper, bill này forwarding làm theo mẫu của mình, in hình logo công ty forwarding do đó chỉnh sửa tương đối dễ dàng. Giống như đây là chuyện nội bộ của công ty forwarding với khách hàng của mình.

Mẫu Master Bill (MBL) và House Bill(HBL)

– Xét về rủi ro cho người chủ hàng (Shipper thật) thì làm House bill rủi ro nhiều hơn làm Master Bill. Nếu xảy ra rủi ro, làm Master Bill người gởi hàng Shipper có thể lấy bill gốc đến kiện hãng tàu. Còn làm House Bill khi xảy ra rủi ro, bạn chỉ có thể cầm bill gốc này đến forwarding kiện, các công ty forwarder nhỏ sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm.

Nếu Quý khách có nhu cầu biết thêm thông tin chi tiết về Master Bill, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua www.airasiacargo.vn or www.indochinapost.com để được tư vấn miễn phí.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về:

Quy định IATA về vận chuyển hàng nguy hiểm

Vận chuyển hàng hóa chính ngạch đi Trung Quốc

CFR là gì?