Ưu, nhược điểm của ngành vận tải hàng không

Ưu, nhược điểm của vận tải hàng không

Ưu, nhược điểm của ngành vận tải hàng không

Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, các ngành vận tải quốc tế đang phát triển rất cao do nhu cầu giao thương và hội nhập với các nước khác đang là xu thế. Trong đó, ngành vận tải hàng không cùng với vận tải đường biển là 2 ngành phát triển nổi trội nhất. Vậy, tại sao ngành vận tải hàng không lại phát triển như vậy ? Ưu, nhược điểm của nó là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Ưu, nhược điểm ngành vận tải hàng không
Ưu, nhược điểm ngành vận tải hàng không

Tổng quan về ngành vận tải hàng không

 Ngành vận tải hàng không quốc tế

Vận tải hàng không là hình thức vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa hay bưu kiện,… từ địa điểm này tới địa điểm khác bằng phương tiện máy bay. So với các ngành vận tải khác, ngành vận tải hàng không là một ngành còn khá trẻ, chỉ mới thực sự phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20.

Vào thời điểm mới ra đời, ngành vận tải hàng không chỉ được phục vụ chủ yếu nhu cầu trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại ngành vận tải hàng không đã được phát triển, mở rộng phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, trở thành cầu nối quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới, không thua kém bất kỳ hình thức vận tải nào khác.

Ngày nay, gần 99% khối lượng hàng hóa thương mại trên thế giới được vận chuyển theo đường biển. Nhưng giá trị hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không lại chiếm tới hơn 25% giá trị thương mại toàn cầu. Con số này đã chứng minh rằng hàng hóa được vận tải theo đường hàng không là hàng hóa có giá trị cao, quý hiếm. Về vận tải hành khách, ngành hàng không thế giới vận chuyển tới gần 2 tỷ hành khách mỗi năm..

Ngành vận tải hàng không nội địa

Sau hơn 30 năm phát triển, thị trường vận tải hàng hóá đường hàng không tại Việt Nam chứng kiến bước tăng trưởng ngoạn mục, với tốc độ bình quân thời kỳ 1991-2022 là 15,3%/năm.

Bất chấp khó khăn từ đại dịch Covid-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng, năm 2021, trong khi sản lượng hành khách tụt dốc thẳng đứng, sản lượng hàng hoá vẫn tăng trưởng đột biến đạt 1,5 triệu tấn cùng giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng vọt. Nối tiếp đà tăng trưởng khả quan, trong 11 tháng đầu năm 2022, ngành hàng không vận chuyển 1,28 triệu tấn hàng, trong đó, riêng hàng quốc tế vận chuyển tới 1,02 triệu tấn.

Tuy nhiên, trong hơn 1 triệu tấn hàng quốc tế vận chuyển bằng đường hàng không trong 11 tháng, các hãng hàng không Việt chỉ đảm nhận 129 nghìn tấn, với thị phần 12,6%.

Xem thêm: tong-quan-nghanh-van-tai-hang-khong-viet-nam/

Ưu, nhược điểm ngành vận tải hàng không
Ưu, nhược điểm ngành vận tải hàng không

Ưu, nhược điểm của ngành vận tải hàng không

Ưu điểm ngành vận tải hàng không

Ưu điểm lớn nhất của vận tải hàng không là tốc độ cao. Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương tiện vận tải hiện nay. Trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800-1000km/h. Rất cao so với các phương thức phổ biến khác như tàu biển (12-25 hải lý/giờ), tàu hỏa (ở Việt Nam chỉ khoảng 60-80km/h), hoặc ô tô tải (60-80km/h).

Ngoài ra, vận tải hàng không an toàn hơn so với đường bộ, đường sắt, và đường biển do ít xảy ra các sự cố va chạm. Bên cạnh đó, còn những ưu điểm nổi bật khác như:

  • Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy. Do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
  • Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng
  • Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp
  • Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
  • Phí lưu kho thấp do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…

Nhược điểm ngành vận tải hàng không

Giá cước cao, tính tới từng kilogram. Danh mục ít đa dạng, ít phù hợp để vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp.

Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các hình thức khác. Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn. Vì khối lượng hàng sẽ bị giới hạn bởi kích thước khoang, kích thước cửa, và trọng tải thực chở của máy bay. Với những lô hàng như vậy, tàu biển thường là giải pháp khả thi.

Yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn. Liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được chấp nhận vận chuyển. Chẳng hạn như khi đi du lịch trong quá trình kiểm tra hành khách, hàng hóa bằng máy quét. Bạn cũng cảm nhận được sự chặt chẽ của các quy định trong lĩnh vực vận chuyển hàng không là như thế nào rồi.

Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: chuyến bay có thể bị trì hoãn do điều kiện thời tiết không tốt như sương mù, mưa giông…

Xem thêm: van-chuyen-hang-khong-quoc-te-air-asia-cargo/

Air Asia Cargo – Đại lý vận tải hàng không đi quốc tế nhanh nhất, giá rẻ nhất

Chúng tôi tự hào là đại lý cấp 1 của các hàng hàng không lớn như là VJ (Vietjet), QH( bamboo). Ngoài ra, chúng tôi còn là đại lí của CZ( China sounthern airline), SQ(hãng hàng không Singapore). QR (Quatar airway).

Chúng tôi chắc chắn sẽ cung cấp giải pháp vận chuyển hàng không nhanh nhất với giá tốt nhất. Air Asia Cargo chắc chắn sẽ là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng.

Liên hệ ngay hotline của chúng tôi để được tư vấn nhé