Tất tần tật về C/O form EAV cập nhật mới nhất năm 2022
C/O form EAV là tài liệu quan trọng trong bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa đi các nước trong liên minh kinh tế Á – Âu và được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định VN-EAEU FTA.Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, CO-Certificate of Origin được cung cấp dựa trên Hiệp định thương mại tự do được kí kết đa phương hoặc song phương. Cùng tìm hiểu về mẫu C/O này nhé.
C/O form EAV là gì?
C/O form EAV là tài liệu quan trọng trong bộ chứng từ dành cho các loại hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước trong khối liên minh kinh tế Á Âu và được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định VN-EAEU FTA.
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các quốc gia như Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Russian sẽ được hưởng thuế quan theo Hiệp định VN-EAEU FTA. Và ngược lại những loại hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia như Cộng hòa Ác-mê-ni-a, Cộng hòa Bê-la-rút, Cộng hòa Ca-dắc-xtan, Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan và Liên bang Nga cũng sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo đúng cam kết của Hiệp định này.
CO form EAV có trong nhiều văn bản pháp luật và dưới đây là một số văn bản quan trọng liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV mà bạn nên tham khảo:
- Thông tư 21/2016/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu.
- Thông tư 11/2018/TT-BCT sửa đổi bổ sung thông tư 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của bộ trưởng bộ Công thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu.
- Nghị định số 150/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các nước thành viên giai đoạn 2018 – 2022.
Các văn bản công văn kèm
- Thông tư 21/2016/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu
- Thông tư 11/2018/TT-BCT sửa đổi bổ sung thông tư 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của bộ trưởng bộ Công thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu.
- Nghị định biểu thuế 150/2017/NĐ-CP: biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các nước thành viên giai đoạn 2018-2022.
Các văn bản này mình sẽ đính kèm ở cuối bài viết. Bạn nhớ tìm đọc và tải về.
Các chứng từ cần có khi xin CO form EAV
Cũng như các chứng từ khác, khi đi xin giấy chứng nhận CO form EAV bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết. Các chứng từ này bao gồm:
- Mẫu CO form EAV, giá 20k/bản có hóa đơn
- Hóa đơn thương mại: bản gốc
- Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu: sao y bản chính áp dụng với doanh nghiệp xuất khẩu
- Mô tả hàng hóa: bản gốc
- Vận đơn: sao y bản gốc
- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu: sao y bản chính áp dụng với doanh nghiệp nhập khẩu
- Bản giải trình quy trình sản xuất
Hướng dẫn kê khai nội dung Co form EAV
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Mẫu EAV) và tờ khai bổ sung phải được làm trên giấy màu A4 theo tiêu chuẩn ISO phù hợp với các mẫu quy định tại Phụ lục này. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được khai báo bằng tiếng Anh.
Phần trống không sử dụng từ ô số 6 đến ô số 11 phải được gạch để tránh bất kỳ bổ sung sau này.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải:
- a) Được làm trên bản giấy và phù hợp theo mẫu quy định Phụ lục này và phải được in bằng tiếng Anh.
- b) Bao gồm các thông tin tối thiểu cần thiết tại các ô số 1, 2, 4, 7 đến ô số 13;
- c) Có chữ ký được ủy quyền và con dấu chính thức của cơ quan được ủy quyền và đặc điểm bảo mật. Chữ ký phải được ký bằng tay và con dấu không được sao chụp.
- Ô số 1: Thông tin của người xuất khẩu hàng hóa: Tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia.
- Ô số 2: Thông tin của người nhập khẩu (bắt buộc) và người nhận hàng (nếu biết): Tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia.
- Ô số 3: Thông tin vận tải (theo như đã biết) bao gồm ngày khởi hành (ngày hàng lên tàu), phương tiện vận tải (tàu, hàng không…, địa điểm dỡ hàng (cảng, cảng hàng không).
- Ô số 4: Số tham chiếu riêng, quốc gia cấp và quốc gia nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa .
- Ô số 5: Ghi các cụm từ ”DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER___DATE___” trong trường hợp cấp bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc.”ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER___DATE___” trong trường hợp cấp thay thế Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc. ”ISSUED RETROACTIVELY” trong trường hợp ngoại lệ, khi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu.
- Ô số 6: Số thứ tự hàng hóa
- Ô số 7: Số và loại kiện hàng
- Ô số 8: Thông tin mô tả hàng hóa bao gồm mã HS 6 số của Bên nhập khẩu; và mẫu mã, thương hiệu để có thể xác định được hàng hóa, nếu có.
Trong trường hợp đặc biệt, khi hóa đơn được phát hành tại nước thứ ba không thể nộp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, số và ngày của hóa đơn phát hành bởi người xuất khẩu (được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) phát hành phải được thể hiện. Ngoài ra, cần thể hiện nội dung hàng hóa xuất khẩu sẽ được cấp một hóa đơn khác do nước thứ ba phát hành cho mục đích nhập khẩu vào bên nhập khẩu, ghi tên, địa chỉ đầy đủ của người sẽ phát hành hóa đơn nước thứ ba. Trong trường hợp này, cơ quan Hải quan của bên nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp các hóa đơn và các chứng từ có liên quan khác có nội dung xác nhận giao dịch giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đối với hàng hóa được khai báo nhập khẩu.
Hàng hóa đáp ứng mô tả của giày da sử dụng cho hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời (ex 6403.91 và 6403.99) theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, phải thể hiện “Giầy thể thao”.
- Ô số 9. Ghi tiêu chí xuất xứ cho tất cả hàng hóa theo bảng sau:
Tiêu chí xuất xứ Ghi tại ô số 9
(a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một bên theo quy định tại Điều 4 Phụ lục I của Thông tư này WO
(b) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một hay hai Bên, từ những nguyên liệu có xuất xứ từ một hay hai Bên PE
(c) Hàng hóa được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu về Quy tắc cụ thể mặt hàng tại Phụ lục II của Thông tư này PSR
- Ô số 10: Ghi số lượng sản phẩm: Tổng trọng lượng (kg) hoặc các đơn vị khác (chiếc, lít…) Và trọng lượng thực tế của hàng hóa được giao không vượt quá 5% trọng lượng ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Ô số 11: Số và ngày của hóa đơn nộp cho cơ quan được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi nước thứ ba, các thông tin bao gồm: thể hiện cụm từ “TCI”, tên và quốc gia của công ty phát hành hóa đơn.
- Ô số 12: Ghi địa điểm và ngày phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chữ ký của người được ủy quyền và con dấu của cơ quan được ủy quyền.
- Ô số 13: Ghi Xuất xứ của hàng hóa (Việt Nam hoặc thành viên của Liên minh kinh tế Á – Âu), địa điểm và ngày khai, chữ ký và con dấu của người khai.
Trong phạm vi của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV, “EAEU-VN FTA” nghĩa là Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một Bên là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các thành viên.
Những lưu ý khi kê khai nội dung C/O form EAV
Khi kê khai C/O form EAV, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nội dung kê khai trong giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV cần chính xác cụ thể.
- Mọi thông tin trong bản C/O sẽ phải khớp với các giấy tờ liên quan như vận đơn, tờ khai hải quan…
- Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV sẽ phải kê khai bằng Tiếng Anh.