VÌ SAO CẦN PHẢI KHAI BÁO HÀNG NGUY HIỂM KHI VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG?

VÌ SAO CẦN PHẢI KHAI BÁO HÀNG NGUY HIỂM KHI VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG?

Hàng hóa nguy hiểm là gì? Vì sao cần khai báo hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng đường hàng không? Hãy cũng Airaisa Cargo tìm hiểu về khai niệm này để có thêm cái nhìn sâu sắc hơn

Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm hay còn` được gọi là Dangerous Goods, được kí hiệu là DG để chỉ những loại hàng hóa  mà trong quá trình giao nhận, vận chuyển, lưu trữ, đóng gói, xếp dỡ có khả năng cháy, nổ, gây độc hại gây thương tích cho con người và phá hủy phương tiện vận tải, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.

Trong vận chuyển đường biển, hàng hóa nguy hiểm có thể phá hủy thiết bị, hư hại tàu, làm mất trọng tâm, lật hoặc chìm tàu, thậm chí gây cháy nổi tại tàu

Trong vận chuyển đường hàng không, hàng hóa nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ, gây nguy hiểm cho chuyến bay.

Tóm lại, hàng hóa được coi là nguy hiểm khi:

    • Có tác động xấu đến môi trường, mất trật tự an ninh quốc gia.
    • Gây nguy hiểm cho các phương tiện vận chuyển
    • Là chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, gây thương tích và thậm chí tính mạng con người

Các loại hàng hóa nguy hiểm

Theo tính chất hóa lý thì hàng hóa nguy hiểm được IATA phân thành 9 loại sau:

LOẠI 1: CÁC MẶT HÀNG CHÁY NỔ

Các vật có nguy cơ gây ra nổ hoặc phóng ra lửa, các chất có nguy cơ cháy, gậy cháy, tạo áp lực hơi,… đều được xếp vào vật liệu nổ, tùy theo mức độ nguy cơ gây cháy nổ, sẽ có phân loại thành các nhóm khác nhau.

A, B, C, D, E, F, G, H, J, K. L, N, S là những nhóm hàng nguy hiểm, phân loại theo tính chất gây nổ, mức độ nguy hiểm.

LOẠI 2: CHẤT KHÍ

Bao gồm các chất khí dễ cháy, khí không dễ cháy (ví dụ oxy ở dạng nén) khí độc. Các loại khí nén hay khí hóa lỏng, khí trong dung dịch, khí có chứa hơi của các nhóm độc hại khác.

LOẠI 3: CHẤT LỎNG DỄ CHÁY

LOẠI 4: CHẤT RẮN DỄ CHÁY

Các chất rắn dễ cháy (như diêm), chất có khả năng tự bùng cháy, phát ra lửa tự nhiên hoặc chất rắn tỏa ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước.

LOẠI 5: CHẤT OXY HÓA VÀ CHẤT PEROXIT HỮU CƠ

LOẠI 6: CHẤT ĐỘC VÀ CÁC CHẤT LÂY NHIỄM

Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng,… đều thuộc danh mục hàng nguy hiểm, các chất lây nhiểm dùng trong y tế cũng thuộc danh sách nguy hiểm.

LOẠI 7: CHẤT PHÓNG XẠ

LOẠI 8: CHẤT ĂN MÒN( THUỐC TẨY, AXIT)

LOẠI 9: CÁC HÀNG HÓA NGUY HIỂM KHÁC

Nhiều loại hàng hóa khác có thể được sếp vào hàng hóa nguy hiểm như điện thoại, máy tính, nam châm,…

Vì sao phải khai báo hàng hóa nguy hiểm? Trách nhiệm khai báo là của ai?

Khai báo hàng hóa nguy hiểm là việc cần phải thực hiện khai báo lên trước khi làm thủ tục hải quan nhằm giúp cơ quan nhà nước có thể quản lý các loại hóa chất nguy hiểm và cần kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển

Trách nhiệm khai báo hàng hóa nguy hiểm

Người khai thác tàu bay, Người gửi hàng và các tổ chức tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không phải cung cấp hướng dẫn thực hiện, tài liệu và các hướng dẫn cho nhân viên của mình đảm bảo các nhân viên thực hiện chức trách và nhiệm vụ trong vận chuyển hàng nguy hiểm.

Rủi ro khi không khai báo hàng hóa nguy hiểm

Mặc dù luôn được quản lí và giám sát sao, nhưng hàng hóa không được phát hiện và không được khai báo vẫn gây rủi ro về an toàn. Đặc biệt , nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khi mang lên cả máy bay chở hàng và hành khách mà không được khai bảo và được xử lý không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro lớn. Một ví dụ về việc không khai báo gây ra nhiều rủi ro có thể kể tới chuyến bay 6 của UPS Airlines.

Chuyến bay 6 của UPS Airlines
Chuyến bay 6 của UPS Airlines

Chuyến bay 6 của UPS Airlines (5X6/UPS6) là chuyến bay chở hàng do UPS Airlines khai thác. Vào ngày 3 tháng 9 năm 2010, chiếc Boeing 747-400F bay từ Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đến Cologne, Đức đã bốc cháy khiến chiếc 747 gặp nạn, giết chết cả hai phi công, những người duy nhất trên máy bay. Đó là vụ tai nạn hàng không thảm khốc đầu tiên của UPS Airlines. Vụ tai nạn đã đánh giá lại các quy trình an toàn bảo vệ máy bay khỏi khói trong buồng lái.

Vào tháng 10 năm 2010, FAA đã đưa ra một cảnh báo an toàn cho các nhà khai thác nhấn mạnh thực tế rằng hàng hóa trên chuyến bay 6 có chứa một lượng lớn pin loại lithium. FAA đã ban hành một hạn chế đối với việc mang theo pin lithium hàng loạt trên các chuyến bay chở khách. Boeing thông báo rằng danh sách kiểm tra 747-400F sẽ được sửa đổi để hướng dẫn cho các phi công rằng ít nhất một trong ba hệ thống điều hòa không khí phải hoạt động để ngăn chặn sự tích tụ khói quá mức trên sàn máy bay.

Tờ khai hàng hóa nguy hiểm

Mỗi chuyến hàng vật liệu nguy hiểm phải được kèm theo Tờ khai báo Hàng hóa Nguy hiểm của chủ hàng. Khi điền vào Tờ khai hàng hóa nguy hiểm, định dạng, ngôn ngữ, màu sắc và kích thước của tài liệu đều rất cụ thể và phải được tuân thủ. Dưới đây là các thông tin bắt buộc:

– Tên người gửi hàng
– Người nhận hàng
– Số vận đơn hàng không
– Sân bay khởi hành
– Sân bay đích
– Mô tả hàng hóa: số UN, số lượng, bản chất, số lượng hàng nguy hiểm được vận chuyển
– Số lượng và loại bao bì
– Hướng dẫn đóng gói
– Tên của bên ký kết

Tờ khai hàng hóa nguy hiểm
Tờ khai hàng hóa nguy hiểm

Các loại mặt hàng khác có thể bị cấm hoặc hạn chế khi vận tải hàng không có thể kể đến như:

  • Sạc dự phòng, điện thoại, máy tính bảng,…
  • Kim loại (khối lượng trên 200g)
  • Nam châm hoặc các vật liệu có chứa từ tính
  • Phụ tùng, phụ kiện xe: xe hơi, xe mô tô, xe đạp,….

Xem thêm:

Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói

Gửi hỏa tốc Đà Nẵng đi Nha Trang