HS code là gì và hướng dẫn cách tra cứu mã HS
Mã HS trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là một phần rất quan trọng trong các chứng từ: tờ khai hải quan, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ CO, hóa đơn thương mại…
HS code là mã mà bắt buộc phải biết đối với những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bởi vì HS Code là tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (6 – 8 số) được sử dụng thống nhất trên thế giới. Nó giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm và phân loại sản phẩm. Vì vậy Airasiacargo xin cung cấp một số thông tin về mã HS cho bạn đọc để xác định được đúng mã HS cho hàng hóa cần xuất nhập khẩu.
Mã HS là gì?
Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System). Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.
Mục đích của mã HS
Mục tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; thống nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.
Cấu trúc mã HS Code
Mã HS code cấu trúc gồm có:
– Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 hoặc 22 Phần, mỗi phần đều có chú giải phần
– – Chương: Gồm có 97 chương. Trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa
– – – Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung
– – – – Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm có 2 ký tự.
– – – – – Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.
Lưu ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.
Hướng dẫn cách tra cứu mã HS
Dựa theo bộ chứng từ cũ
Những bộ chứng từ cũ thường còn lưu lại tờ khai do đó chúng ta có thể lấy lại bộ chứng từ cũ mà xem mã hs code của mặt hàng tương tự để áp mã hs lại không cần phải tra cứu. Tuy nhiên cách này chỉ dành cho những mặt hàng đã từng nhập còn những mặt hàng mới thì không thể áp dụng phương pháp này được.
Hỏi người đi trước
Để tiết kiệm thời gian thì cách đơn giản nhất là hỏi những người đã có kinh nghiệm trong công ty hoặc hỏi các công ty xuất nhập khẩu mặt hàng tương tự, hỏi công ty logistics hay thậm chí hỏi cả đối tác nước ngoài của bạn. Có thể kết quả không chính xác hoàn toàn cho mặt hàng của bạn nhưng ít ra bạn cũng sẽ có căn cứ để tra cứu ngược lại chương, nhóm, phân nhóm có liên quan và tìm ra mã HS cho hàng hóa của mình.
Dựa vào website tra mã HS Code
Hiện nay có nhiều website tra mã HS code. Tuy nhiên các bạn nên tra mã HS trên website của Hải Quan Việt Nam vì đây là nguồn tin chính thống và chính xác 100%.
Ngoài ra còn có trang bieuthue.net, đây là một trang web không chính thống và chỉ miễn phí tra cứu trang đầu tiên. Nhưng trang web này cũng có khá nhiều tính năng thuận tiện. Khác với trang của Tổng cục hải quan (nêu trên), trang web này tổng hợp mô tả hàng của các tờ khai hải quan nào đó. Cách này hay ở chỗ, ngoài mã HS, bạn còn có thể tham khảo (có chọn lựa) được nhưng thông tin cần thiết để mô tả hàng cho đầy đủ, chuẩn chỉnh. Nhờ đó, khi làm thủ tục được dễ dàng hơn.
Để được tư vấn cụ thể hơn, xin vui lòng liên hệ:
Văn phòng Hà Nội:
Địa chỉ: Số 01 Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: 0868 555 383
Email: contact@indochinapost.vn
Văn phòng Sài Gòn:
Địa chỉ: 2/3 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.HCM.
Hotline: 079 516 6689
Email: saigon@indochinapost.vn