FOB terms là gì? Cách tính giá FOB 2022 như thế nào?

FOB

FOB terms là gì? Cách tính giá FOB 2022 như thế nào?

FOB – Điều khoản giao hàng trong Incoterms được sử dụng phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay. Vậy FOB terms là gì? Trách nhiệm của bên mua và bên bán theo điều khoản FOB là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được AirasiaCargo  bật mí một số thông tin về điều khoản FOB nhé!

FOB
FOB

FOB terms là gì?

FOB (Free on board) là một điều khoản giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế và được thể hiện trong Incoterms. Theo FOB terms, người bán hoàn thành trách nhiệm của mình khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp. Các chi phí như vận chuyển hàng, làm thủ tục xuất khẩu, thuế (nếu có) cũng như chi phí phát sinh khác trong quá trình giao hàng đều do người bán thanh toán.

Quy định về trách nhiệm của bên mua và bên bán trong hợp đồng FOB

Trách nhiệm người bán

Trách nhiệm người mua

Nghĩa vụ chung

Người bán cần phải cung cấp hàng hóa, hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và bất cứ bằng chứng nào được đề cập đến trong hợp đồng.

Phải thanh toán đầy đủ tiền hàng như đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Giao hàng

Giao hàng bằng cách đặt hàng lên tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng. Người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã được thỏa thuận trước đó.

Người mua phải có trách nhiệm nhận hàng khi hàng đã được giao.

Chuyển giao rủi ro

Chịu mọi rủi ro về tổn thất, mất mát cho đến khi hàng hóa đã được đặt lên tàu.

Chịu mọi rủi ro có liên quan tới việc mất mát, hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao lên tàu.

Vận tải

Người bán không có nghĩa vụ phải ký kết hợp đồng vận tải với người mua. Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu, người bán phải có trách nhiệm cung cấp bất kỳ tài liệu hoặc những thông tin cần thiết để người mua ký kết hợp đồng vận chuyển với đơn vị vận chuyển.

Tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp kế hoạch vận tải với mức chi phí do mình tự chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng.

Bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ phải ký kết hợp đồng hợp đồng bảo hiểm với người mua theo FOB terms. Tuy nhiên người bán phải cung cấp cho người mua nếu như họ yêu cầu và chịu rủi ro về chi phí, những thông tin mà người mua cần để mua bảo hiểm.

Người mua không có nghĩa vụ phải ký kết hợp đồng bảo hiểm với người bán.

Chứng từ giao hàng/Vận tải

Phải cung cấp cho người mua những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao bằng chi phí của mình.

Phải chấp nhận các bằng chứng và chứng từ giao hàng được cung cấp..

Thông quan xuất/nhập khẩu

Người bán có trách nhiệm làm và chi trả bất kỳ chi phí nào có liên quan tới việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu nếu cần.

Nếu cần thì người bán phải hỗ trợ cho người mua về việc làm thủ tục nhập khẩu nếu người mua yêu cầu. Rủi ro và chi phí để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan quá cảnh/nhập khẩu sẽ do người bán chịu.

Người mua phải hỗ trợ người bán việc làm các thủ tục thông quan xuất khẩu nếu người bán yêu cầu.

Nếu cần thì người mua cũng phải làm và trả các khoản chi phí có liên quan tới việc thông quan hàng hóa được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu như: Giấy phép nhập khẩu, kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu/quá cảnh, giám định hàng hóa,…

Kiểm tra – đóng gói, bao bì – ký mã hiệu

Có trách nhiệm trả các khoản phí có liên quan tới việc kiểm tra cần thiết để giao hàng.

Việc đóng gói hàng hóa cũng như chịu các chi phí có liên quan tới việc đóng gói cũng do người bán chịu trách nhiệm, trừ khi hàng quy định cụ thể là không cần đóng gói.

Ngoài ra người bán cũng cần ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải. Trừ trường hợp 2 bên đã có những thỏa thuận, đồng ý cụ thể về cách đóng hàng, ký mã hiệu.

Người mua không có nghĩa vụ phải kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu với người bán.

Phân chia chi phí

Theo FOB terms, người bán có trách nhiệm trả các chi phí như:

  • Chi phí có liên quan  tới hàng hóa cho tới khi chúng được giao hàng lên tàu.
  • Chi phí cung cấp những bằng chứng cho người mua về việc hàng hóa đã được giao.
  • Nếu cần, người bán cần phải đóng các chi phí có liên quan tới việc thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ các khoản phí nào khác có liên quan tới việc xuất khẩu.
  • Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí có liên quan tới việc hỗ trợ người bán trong việc lấy các chứng từ, thông tin cần thiết.

Người mua có trách nhiệm trả các khoản phí như:

  • Trả những chi phí có liên quan tới hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao lên tàu.
  • Hoàn cac chi phí và lệ phí mà người bán đã chi trả giúp người mua.
  • Nếu có quy định, người mua cần trả tất cả các thuế, lệ phí và các chi phí khác cũng như chi phí làm thủ tục hải quan.
  • Trả mọi chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa vì các lý do sau: Không thông báo cho người bán đúng quy định; con tàu do người mua chỉ định không đến đúng hạn, không thể nhận hàng hoặc dừng việc xếp hàng trước thời gian được thông báo.

Thông báo

Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ những thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho người mua nhận được hóa.

Có trách nhiệm thông báo cho người bán về tên tàu, địa điểm xếp hàng, thời gian giao hàng.

Giá FOB tính như thế nào?

Giá FOB bao gồm những gì?

  • Giá FOB là giá tại cửa khẩu ở bên nước người bán, bao gồm các chi phí vận chuyển hàng hóa ra cảng, làm các thủ tục xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có).
  • Giá FOB không bao gồm phí bảo hiểm đường biển hoặc các chi phí vận chuyển đường biển.

Công thức tính giá FOB

Công thức tính giá theo FOB terms cụ thể như sau:

Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + Phí nâng hạ container + Phí kéo container nội địa + Phí mở tờ khai hải quan + Phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Trong trường hợp khách hàng yêu cầu) + Phí kẹp trì + Phí hun trùng kiểm dịch.

Khó khăn khi doanh nghiệp xuất khẩu theo điều kiện FOB

Việc lựa chọn xuất khẩu theo FOB terms, có thể doanh nghiệp đang tự tìm cách làm khó mình? Vậy tại sao lại như vậy?

  • Người bán có trách nhiệm giao hàng lên tàu theo FOB terms. Tuy nhiên không thể ngay lập tức giao hàng lên tàu được mà trước đó chỉ có thể giao tại các bãi hoặc các kho hàng. Thực tế người bán đã giao hàng nhưng trong quá trình vận chuyển hàng từ bãi, kho lên tàu nếu xảy ra bất kỳ rủi ro nào thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm.
  • Thông thường, container giao cho người chuyên chở tại kho/bãi cho tới khi nhận được vận đơn phải mất từ 5-7 ngày. Và trong những thời gian cao điểm, có thể mất hơn 10 ngày. Điều này mang lại khó khăn cho doanh nghiệp khi đã giao hàng nhưng chưa thể lấy được tiền.
  • Ngoài ra người bán còn phải lệ thuộc vào tàu/container.

Tại sao doanh nghiệp vẫn lựa chọn xuất theo giá FOB?

Các chuyên gia kinh tế nhận định Việt Nam đang đi ngược với xu thế của toàn cầu khi nhập khẩu theo giá CIF và xuất khẩu theo giá FOB. Vậy tại sao mặc dù gặp không ít khó khăn khi xuất theo giá FOB nhưng đại đa số doanh nghiệp Việt vẫn lựa chọn hình thức giao hàng này? Cùng Simba tìm hiểu một số lý do ở ngay dưới đây nhé!

  • Xuất khẩu giá theo FOB terms là sự lựa chọn đã có từ rất lâu của đại đa số doanh nghiệp hiện nay. Tâm lý ngại thay đổi, ngại tìm hiểu thêm về các phương thức giao hàng khác là một trong những lý do giải thích tại sao doanh nghiệp vẫn lựa chọn xuất theo giá FOB.
  • Doanh nghiệp còn thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tàu hoặc container. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay vẫn chưa thật sự hiểu rõ các điều kiện INCOTERMS và những quy tắc xuất khẩu. Vì vậy, họ còn rất lúng túng cũng như thực hiện sai khi chuyển sang hình thức giao hàng mới.
  • Nếu giao hàng theo FOB terms sẽ giúp doanh nghiệp bán được hàng nhanh chóng. Việc kết thúc hợp đồng vận tải và chấm dứt trách nhiệm đối với hàng hóa ngay sau khi xếp xong hàng lên tàu.
  • Các công ty Việt Nam ngại việc phải đàm phán với các hãng tàu hàng, cũng sợ rủi ro trong quá trình vận chuyển đường biển.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về: