van-chuyen-hang-nguy-hiem-duong-hang-khong
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không đã đang chiếm ưu thế nổi bật hơn so với các phương thức vận chuyển khác. Với thời gian vận chuyển nhanh chóng, chính xác; vận tải đường hàng không đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực vận tải.
Quy định IATA về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường hàng không . Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không là một hình thức vận tải khá khó khăn và cần phải tuân thủ theo quy định của IATA. Muốn làm hàng nguy hiểm thì bạn phải có chứng chỉ DG do IATA cấp.
Hàng hóa nguy hiểm hay còn được gọi là Dangerous Goods, được kí hiệu là DG để chỉ những loại hàng hóa mà trong quá trình giao nhận, vận chuyển, lưu trữ, đóng gói, xếp dỡ có khả năng cháy, nổ, gây độc hại gây thương tích cho con người và phá hủy phương tiện vận tải, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
Trong vận chuyển đường biển, hàng hóa nguy hiểm có thể phá hủy thiết bị, hư hại tàu, làm mất trọng tâm, lật hoặc chìm tàu, thậm chí gây cháy nổi tại tàu
Trong vận chuyển đường hàng không, hàng hóa nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ, gây nguy hiểm cho chuyến bay.
Tóm lại, hàng hóa được coi là nguy hiểm khi:
Tổ chức Liên Hợp Quốc đã phân chia và liệt kê các hàng hóa nguy hiểm thành 9 loại. Mỗi loại sẽ phân ra chi tiết các loại hàng hóa nguy hiểm
Loại 1: Chất nổ
Loại 2: Khí
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
Loại 4: Chất rắn dễ cháy, các chất có khả năng đối cháy tự phát, các chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước
Loại 5: Các chất gây oxy hóa và Peroxit hữu cơ
Loại 6: Chất độc hại và truyền nhiễm
Loại 7: Chất phóng xạ
Loại 8: Chất ăn mòn
Loại 9: Các chất gây nguy hiểm khác, bao gồm chất gây hại cho môi trường.
Bộ quy định “Dangerous Goods Regulations” được cập nhật hàng năm, bao gồm:
Việc đánh dấu và dán nhãn đối với hàng hoá nguy hiểm cần tuân thủ theo đúng quy định của IATA DGR. Bất kỳ kiện hàng nào không được đánh dấu và dán nhãn hợp lệ theo quy định hiện hành sẽ không được chấp nhận vận chuyển.
Tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng để đánh dấu trên bao bì đóng gói ngoài của kiện hàng nguy hiểm và các kiện hàng nguy hiểm đóng gói chung (overpack).
Trong trường hợp cụ thể yêu cầu đánh dấu bằng nhiều loại ngôn ngữ, tiếng Anh bắt buộc là một trong số ngôn ngữ được chọn. Các nhãn hàng nguy hiểm phải bao gồm cả chữ thể hiện tính chất nguy hiểm bằng tiếng Anh.
Trong trường hợp đặc biệt, yêu cầu sử dụng ngôn ngữ khác thì quy định này vẫn phải được tuân thủ. Hàng hoá nguy hiểm được vận chuyển bằng ULD thì thẻ ULD được đính kèm cần ghi đầy đủ thông tin về hàng nguy hiểm: hạng, phân hạng… theo quy định của các hãng bay.
Tại các điểm chấp nhận hàng, các Airlines đảm bảo cung cấp nhãn phục vụ để đáp ứng các yêu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.
Hàng hoá nguy hiểm cần được đóng gói theo đúng số lượng và quy cách bao gói tuân thủ theo quy định trong chương 5 và 6 của IATA DGR. Lưu ý, đóng gói là yếu tố tối quan trọng để đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường hàng không.
Trong suốt quá trình vận chuyển, sự thay đổi độ cao, áp suất và nhiệt độ có thể khiến hàng hoá bị rò rỉ bên trong hộp đựng; đặc biệt là trong quá trình vận chuyển các chất khí hoặc chất lỏng. Vì thế, hàng hoá nguy hiểm không được phép đóng gói quá tỷ lệ 9/10 dung tích bình chứa đối với chất lỏng.
Các hãng bay có thể yêu cầu người gửi xuất trình giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra đóng gói theo đúng yêu cầu trên đây trước khi chấp nhận vận chuyển hàng.
Bất kỳ kiện hàng nào có dấu hiệu rò rỉ hoặc cấu trúc không chắc chắn sẽ không được chấp nhận vận chuyển cho đến khi được đóng gói lại và bao gói mới đóng này phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với Quy định Hàng nguy hiểm của IATA (IATA DGR).
AirAsiacargo tự tin là đại lí vận chuyển đường hàng không nội địa, quốc tế chất lượng. Chúng tôi luôn cố gắng đưa tới những dịch vụ tốt nhất đáp ứng mọi nhu cầu của Qúy khách hàng.
Đối tác của Airasia Cargo chúng tôi: Indochinapost