Vận chuyển hàng hóa quốc tế là gì ? Quy định về vận chuyển hàng hóa quốc tế
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác trong mua bán hàng hoá quốc tế. Bài viết phân tích khái niệm trên dưới góc nhìn pháp luật, cụ thể:
1. Khái niệm vận chuyển hàng hóa quốc tế
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác trong mua bán hàng hoá quốc tế.
Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau.
Việc vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, vị trí của hàng hóa được thay đổi từ nước người bán sang nước người mua
Vận chuyển hàng hoá quốc tế được tiến hành thông qua hoạt động chuyên môn của các tổ chức vận chuyển chuyên ngành thực hiện. Việc vận chuyển được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau hoặc có thể được kết hợp của nhiều phương thức đó.
– Đã có khá nhiều công ước quốc tế về hàng hải và vận tải biển, tuy nhiên chỉ có hai công ước quốc tế có đề cập trực tiếp tới quan niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Theo Mục b, Điều 1 Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật về vận đơn đường biển ký năm 1924 (còn gọi là Công ước Brussels 1924) quy định: “Hợp đồng vận chuyển được thể hiện bằng vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bao gồm bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ tương tự nào như đã nêu ở trên, được phát hành trên cơ sở hoặc theo một hợp đồng thuê tàu kể từ thời điểm vận đơn hoặc chứng từ sở hữu tương tự đó điều chỉnh các mối quan hệ giữa một người chuyên chở với một người cầm vận đơn”.
– Theo Điều 145, Bộ luật Hàng hải Việt Nam (2015), hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được định nghĩa như sau: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”. Từ quy định này có thể hiểu hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam mang tính dịch vụ, là hoạt động doanh nghiệp khai thác tàu biển của mình để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả. Người chuyên chở chính là người cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển.
– Quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam (2015) về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển rõ ràng, đầy đủ địa vị pháp lý và mối quan hệ của từng bên liên quan trong hợp đồng nhằm tạo sự đồng bộ và nhất quán trong toàn bộ các điều khoản của Chương hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Theo đó có thể hiểu, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hoạt động của người vận chuyển dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển đã được ký kết với người thuê vận chuyển.
2. Các hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế
Vận tải bằng đường hàng không: Vận tải quốc tế bằng đường hàng không luôn được đảm bảo với tốc độ vận chuyển của bạn được giao hàng trong thời gian nhanh nhất, nhưng lại bị hạn chế về chủng loại của hàng hóa, không phải bất cứ lô hàng hóa nào bạn cũng có thể vận chuyển với hình thức này.
Vận tải bằng đường biển: vận tải quốc tế bằng đường biển có một ưu thế vượt trội chính là dịch vụ này thích hợp với tất cả các chủng loại hàng hóa, cho dù ở bất cứ nơi đâu hay ở bất cứ vùng miền nào trên thế giới. Không những thế, đây còn là một trong những dịch vụ có tuyến đường đi thẳng, tất cả những tuyến đường đều có sự liên kết chặt chẽ với các cảng lớn nhỏ trên thế giới, hay đúng hơn là tất cả những nơi mà nó từng đặt chân tới.
3. Tính chất của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
Tính chất quốc tế của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thể hiện ở các dấu hiệu sau:
– Thứ nhất, có ít nhất một bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch nước ngoài hay có trụ sở ở nước ngoài.
– Thứ hai, hợp đồng được ký kết hoặc thực hiện ở nước ngoài;
– Thứ ba, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa tồn tại ở nước ngoài;
– Thứ tư, do đặc thù của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nên hàng hóa trong hợp đồng được vận chuyển từ các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ này tới các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ khác.
– Như vậy, theo pháp luật quốc tế, một hợp đồng được coi là có tính chất quốc tế nếu các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và có liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Cách đánh giá tính chất “quốc tế” của hợp đồng dựa trên các tiêu chí này được coi là hợp lý và có mối quan hệ gắn bó với nhau vì chỉ các hợp đồng được giao kết giữa các bên có “trụ sở” thương mại ở các nước khác nhau sẽ liên quan đến hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật khác nhau có thể được áp dụng. Trong thực tiễn, hợp đồng có tính chất quốc tế được thừa nhận rộng rãi hiện nay là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau.
4. Các mặt hàng cấm gửi
– Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
– Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ
– Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh; Các loại hóa chất, tiền chất bị cấm
– Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
– Các loại pháo
– Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử)
– Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
– Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng
– Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người
– Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam- Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe của con người, môi trường, hệ sinh thái
– Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe của con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái
– Khoáng sản đặc biệt, độc hại
– Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường
– Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
– Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
– Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole
– Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và hóa chất độc hại hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường
– Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền
– Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý
– Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu
– Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ
– Các loại vật phẩm hàng hóa mà nhà nước cấm/hạn chế lưu thông, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu
– Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu
– Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
5. Các mặt hàng hạn chế gửi hoặc cần có quy định đặc biệt
Tất cả những mặt hàng nằm trong danh sách dưới đây phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận được phép xuất khẩu và nhập khẩu vào nước đến:
– Chất lỏng: Bia, rượu, Coca cola, nước uống đóng chai có nhãn mác đầy đủ của nhà sản xuất và còn nguyên niêm phong; Dầu máy; Các loại hóa chất, dung dịch không xác định được nội dung
– Thực vật: Chất bột hữu cơ (bột mì, bột gạo) có nhãn mác của nhà sản xuất; Hoa quả đóng chai; Hạt giống; Các loại thực vật sấy khô
– Động cơ có chứa dầu: Chi tiết máy có chứa dầu đã làm sạch dầu; Chi tiết máy có chứa dầu
– Vật dụng có chứa nguồn điện: Máy laptop cầm tay, điện thoại, máy hút bụi cầm tay
– Các sản phẩm có chứa từ tính & các loại Pin
– Hóa chất: Các loại bột; dung dịch; mẫu hóa chất…
– Thuốc tân dược/ biệt dược/ nguyên liệu sản xuất thuốc/ Thuốc khác…
– Mỹ phẩm có nhãn mác và không có nhãn mác
– Các loại khoáng sản thô và đã qua chế biến.
6. Tác dụng của vận chuyển hàng hóa quốc tế
– Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa các nước là khả năng vận tải giữa các nước đó. Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỉ lệ nghịch với khoảng cách vận tải. Khoảng cách vận tải ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế, tức là lực lượng lao động nhất định phải bỏ ra để thực hiện quá trình chuyên chở giữa hai điểm vận tải và đối với người gửi hàng đó chính là cước phí.
– Cước phí chuyển chở càng rẻ thì dung lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường càng lớn, bởi vì cước phí vận tải chiếm một tỉ trọng lớn trong giá cả hàng hóa. Khi khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, năng suất lao động tăng, giá thành sản phẩm hạ, cước phí vận tải giảm xuống, đó là yếu tố quan trọng góp phần tăng nhanh khối lượng hàng hóa lưu chuyển trong thương mại quốc tế.
– Vận tải quốc tế phát triển làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong thương mại quốc tế
– Trước đây thương mại quốc tế chỉ tập trung ở những mặt hàng thành phẩm và bán thành phẩm. Cho đến khi các công cụ vận tải hiện đại ra đời có cấu tạo thuận tiện cho việc chuyên chở và cho phép hạ giá thành vận tải đã tạo điều kiện mở rộng chủng loại mặt hàng.
– Sự thay đổi cơ cấu hàng hóa thể hiện rõ nét nhất là việc mở rộng buôn bán mặt hàng lỏng.
– Khi mà vận tải chưa phát triển, giá cước vận tải cao thì thị trường tiêu thụ thường ở gần nơi sản xuất. Cho đến khi vận tải phát triển đã tạo điều kiện mở rộng thị trường buôn bán.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của AirAsia
Từ khi thành lập đến nay AirAsia không ngừng phát triển và đã tạo được chổ đứng vững chắc trong lãnh vực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam. Hiện nay AirAsia đã đang và có hợp đồng vận chuyển với các hãng hàng không quốc tế lớn trên thế giới với tần suất bay cao, tải trọng lớn và bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới như: Vietnam Airlines, Air Mauritius Cargo, British Airways World Cargo, Singapore Airlines, Thai Airways, Garuda Indonesia Airways…. và các hãng Forwarder: Indochinapost, ViettelCargo.com, UPSVietnam, DHLVietnam, FedExVietnam,..
Là đối tác tin cậy của các hãng hàng không AirAsia có những điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giao nhận hàng không chất lượng cao từ Việt Nam đến các sân bay quốc tế lớn trên thế giới.
AirAsia cung cấp dịch vụ vận tải hàng không trọn vẹn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với các dịch vụ chủ yếu bao gồm:
- Vận tải hàng không hàng hóa xuất nhập khẩu, giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận.
- Ðóng gói và bao bì hàng hoá.
- Kho bãi và phân phối hàng hoá
- Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới: SQ, TG,VN, BA,..
Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp nhiều loại dịch vụ khác liên quan như:
Dịch vụ khai báo hải quan tại kho SCSC
Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
Dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa
Các dịch vụ Logistics liên quan khác
Với những dịch vụ đa dạng, AirAsia chúng tôi mong rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của qúy khách một cách tốt nhất.