Trách nhiệm của người thuê vận tải, người vận tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Người thuê vận tải, người vận tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm như thế nào? Nội dung, hình thức và đối tượng phải tập huấn về vân chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định ra sao? Luật Minh Khuê nghiên cứu và giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 42/2020/NĐ-CP
– Thông tư 37/2020/TT-BCT
1. Trách nhiệm của người thuê vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ hoặc trên đường thủy nội địa với người vận tải.
Người thuê vận tải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 28 Nghị định 42/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
– Đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại hàng hoá nguy hiểm theo quy định.
– Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
– Lập ít nhất 04 bộ hồ sơ về hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển (01 bộ gửi người vận tải hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người lái xe hoặc thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa; 01 bộ lưu người thuê vận tải). Hồ sơ bao gồm: Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng hoá nguy hiểm, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất; họ và tên, địa chỉ của người thuê vận tải và người nhận hàng.
– Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.
– Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đối với người áp tải, người xếp, dỡ, người thủ kho theo quy định. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tập huấn tối thiểu 05 năm. Cử người áp tải nếu hàng hoá nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.
2. Trách nhiệm của người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc phương tiện thủy nội địa để thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Người vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm quy định tại Điều 29 Nghị định 42/2020/NĐ-CP. Cụ thể đó là:
– Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với loại hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển. Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm giám sát hành trình của xe ô tô hoặc truy cập vào hệ thống nhận dạng tự động của tàu thuyền AIS của các phương tiện được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc đơn vị mình cho cơ quan cấp Giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển (áp dụng đối với các phương tiện kinh doanh vận tải).
– Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn trước khi thực hiện vận chuyển theo quy định.
– Chấp hành đầy đủ thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
– Thực hiện niêm yết biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng hoá nguy hiểm đang vận chuyển theo quy định.
– Phải làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó.
– Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
– Chỉ thực hiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.
– Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc rắn khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
– Phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu trên đường thủy nội địa.
– Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tập huấn tối thiểu 03 năm.
3. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Người điều khiển phương tiện là người lái xe ô tô hoặc thuyền trưởng, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm theo quy định tại Điều 30 Nghị định 42/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi: Có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép; trên phương, bao bì, thùng chứa có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
– Thực hiện chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm và chỉ dẫn của người vận tải hàng hóa nguy hiểm.
– Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
– Phải mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp, Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm (áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng đối với thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa) và các loại giấy khác theo quy định của pháp luật; bảo quản hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển khi không có người áp tải hàng hóa.
– Thực hiện các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế khả năng gây hại của hàng hóa nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương cấp xã nơi gần nhất và các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện hàng hóa nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển. Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo ngay cho người vận tải và người thuê vận tải để cùng phối hợp giải quyết kịp thời.
– Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa có trách nhiệm phân công thuyền viên thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện.
4. Quy định về tập huấn đối với người điều khiển phương tiện, thủ kho, người áp tải, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm
Tập huấn đối với người điều khiển phương tiện, thủ kho, người áp tải, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm được hướng dẫn tại Thông tư 37/2020/TT-BCT như sau:
Đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian tập huấn
Đối tượng tập huấn: Người điều khiển phương tiện, thủ kho, người áp tải, người xếp dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung tập huấn
a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
b) Tính chất nguy hiểm hàng hóa cần vận chuyển; biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện chứa, vận chuyển.
c) Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển, bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm.
d) An toàn trong xếp, dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; các biện pháp, thủ tục cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường vận chuyển.
đ) Phương án ứng cứu khẩn cấp.
Hình thức và thời gian tập huấn
a) Hình thức tập huấn
– Tập huấn lần đầu.
– Tập huấn định kỳ: 02 năm.
– Tập huấn lại: Được thực hiện khi có thay đổi hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển hoặc khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.
b) Thời gian tập huấn
– Tập huấn lần đầu: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
– Tập huấn định kỳ: Bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
– Tập huấn lại: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
c) Tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
Tiêu chuẩn người tập huấn
Người tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành tập huấn.
Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ tập huấn
1. Người vận tải hoặc các tổ chức huấn luyện được người vận tải thuê tập huấn chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả tập huấn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Người thuê vận tải hoặc các tổ chức huấn luyện được người thuê vận tải thuê tập huấn chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả tập huấn đối với người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho.
3. Quy định về kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung tập huấn.
b) Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.
4. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tập huấn, người vận tải hoặc tổ chức huấn luyện ban hành quyết định công nhận kết quả tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn.
5. Hồ sơ tập huấn bao gồm:
a) Tài liệu tập huấn.
b) Danh sách đối tượng tập huấn với các thông tin và chữ ký xác nhận tham gia tập huấn theo mẫu tại Phụ lục VI.
c) Thông tin về người tập huấn bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/ hộ chiếu, nghề nghiệp, đơn vị công tác.
d) Nội dung và kết quả kiểm tra tập huấn.
đ) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra tập huấn theo mẫu tại Phụ lục VII.
6. Người vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
7. Người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đối với áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
8. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn theo mẫu tại Phụ lục V và có giá trị trong thời hạn 02 (hai) năm.
5. Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
>>> Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 37/2020/TT-BCT
Mặt ngoài: Kích thước: 190 mm x 130 mm
(1) ……………………………….
GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
|
(1) Tên đơn vị tổ chức tập huấn (cơ sở vận tải/ cơ sở thuê vận tải hoặc tổ chức huấn luyện)
Mặt trong: Kích thước: 190 mm x 130 mm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
Đơn vị công tác: ……………………………………………. ……………………………………………………………
Số: …………….. Giấy chứng nhận này có giá trị 02 năm Từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng … năm… |
Đã hoàn thành lớp tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm: …………. (1) cho ………..(2) do (3) …………….. tổ chức từ ngày: …….. đến ngày: ………… và kiểm tra đạt yêu cầu.
…. ngày… .tháng….năm……. Đơn vị tập huấn 3 (Ký tên đóng dấu)
|
(1) Tên hàng hóa nguy hiểm
(2) Đối tượng tập huấn: người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (người điều khiển phương tiện/ thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa)
(3) Tên đơn vị tập huấn (cơ sở vận chuyển/ cơ sở thuê vận chuyển hoặc tổ chức huấn luyện)
6. Danh sách tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
DANH SÁCH TẬP HUẤN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………………..
Thời gian tổ chức tập huấn: từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Người tập huấn: ………………………………. Đơn vị tập huấn: ………………………………….…………….
Nội dung tập huấn: Tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm: …………….1 đối với: ……………………. 2
TT | Họ và tên | Nam Nữ | Ngày sinh | Chức vụ | Số CMND/Hộ chiếu/ CCCD | Đơn vị công tác | Hình thức | Kết quả | Chữ ký | Ghi chú | ||
Lần đầu | Định kỳ | Tập huấn lại | ||||||||||
Thủ trưởng đơn vị 3 (Ký tên, đóng dấu) |
Người tập huấn (ký tên) |
Người lập danh sách (ký tên) |
1 Tên hàng hóa nguy hiểm
2 Đối tượng được tập huấn: người điều khiển phương tiện vận chuyển/ thủ kho, người áp tải, người xếp/ dỡ hàng hóa nguy hiểm
3 Thủ trưởng đơn vị tập huấn (Cơ sở vận tải/ cơ sở thuê vận tải hoặc Tổ chức huấn luyện)
7. Mẫu quyết định công nhận kết quả tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
………………………… 1 ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ………………… | ………., ngày … tháng … năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận kết quả tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
……………………………….. 2
Căn cứ Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số …/2020/TT-BCT ngày … tháng … năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;
Căn cứ kết quả kiểm tra sau tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của ………………………………….1;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận kết quả kiểm tra sau tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các học viên theo danh sách đính kèm.
Điều 2. Thời gian tập huấn từ ngày …. tháng … năm …… đến ngày …… tháng …… năm ……
Điều 3. …………………….3 và các học viên được công nhận kết quả tập huấn có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu VP. |
…………………………..2 |
1 Tên đơn vị tập huấn (Cơ sở vận tải/ cơ sở thuê vận tải hoặc tổ chức huấn luyện)
2 Thủ trưởng đơn vị tập huấn (Cơ sở vận tải/ cơ sở thuê vận tải hoặc tổ chức huấn luyện)
3 Thủ trưởng đơn vị có đối tượng được tập huấn
DANH SÁCH TẬP HUẤN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
(Kèm theo Quyết định số …… ngày…. tháng…. năm ….. về việc công nhận kết quả tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm)
TT | Họ và tên | Nam Nữ | Ngày sinh | Nghề nghiệp | Số CMND/Hộ chiếu/ CCCD | Đơn vị công tác | Hình thức | Kết quả | Ghi chú | ||
Lần đầu | Định kỳ | Tập huấn lại | |||||||||
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của AirAsia
Từ khi thành lập đến nay AirAsia không ngừng phát triển và đã tạo được chổ đứng vững chắc trong lãnh vực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam. Hiện nay AirAsia đã đang và có hợp đồng vận chuyển với các hãng hàng không quốc tế lớn trên thế giới với tần suất bay cao, tải trọng lớn và bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới như: Vietnam Airlines, Air Mauritius Cargo, British Airways World Cargo, Singapore Airlines, Thai Airways, Garuda Indonesia Airways…. và các hãng Forwarder: Indochinapost, ViettelCargo.com, UPSVietnam, DHLVietnam, FedExVietnam,..
Là đối tác tin cậy của các hãng hàng không AirAsia có những điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giao nhận hàng không chất lượng cao từ Việt Nam đến các sân bay quốc tế lớn trên thế giới.
AirAsia cung cấp dịch vụ vận tải hàng không trọn vẹn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với các dịch vụ chủ yếu bao gồm:
- Vận tải hàng không hàng hóa xuất nhập khẩu, giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận.
- Ðóng gói và bao bì hàng hoá.
- Kho bãi và phân phối hàng hoá
- Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới: SQ, TG,VN, BA,..
Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp nhiều loại dịch vụ khác liên quan như:
Dịch vụ khai báo hải quan tại kho SCSC
Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
Dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa
Các dịch vụ Logistics liên quan khác
Với những dịch vụ đa dạng, AirAsia chúng tôi mong rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của qúy khách một cách tốt nhất.