Tổng hợp các sân bay quốc tế ở Việt Nam mới nhất
Các sân bay ở Việt Nam hiện đang tập trung ở đâu? Có bao nhiêu sân bay quốc tế ở Việt Nam hiện nay? Airasia Cargo sẽ cập nhật cho ban đầy đủ các thông tin
Các loại hình sân bay ở Việt Nam
Tuỳ vào mục đích hoạt động mà các sân bay ở Việt Nam được chia thành hai loại chính là sân bay dân dụng và sân bay quân sự:
- Tính đến thời điểm hiện tại có tổng cộng 22 sân bay dân dụng. Đây là hình thức sân bay ra đời để đáp ứng nhu cầu đi lại thông thường của người dân. Bên cạnh đó, các sân bay này cũng dành riêng ra một khu vực phục vụ cho các hoạt động quân đội khi cần thiết.
- Các sân bay quân sự phục vụ cho nhu cầu huấn luyện phòng không không quân thuộc sự quản lý của Bộ quốc phòng. Hiện nay có tổng cộng 14 sân bay quân sự đang hoạt động.
Việt Nam có bao nhiêu sân bay?
Ngành hàng không của nước ta đang phát triển khá mạnh kèm theo rất nhiều sân bay được đầu tư và xây dựng hiện đại. Theo thống kê thì hiện nay cả nước có tổng cộng 14 sân bay quân sự, 22 sân bay dân dụng (12 sân bay quốc tế, 10 sân bay nội địa).
Bên cạnh những cái tên quen thuộc như sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng… thì còn rất nhiều các sân bay ở Việt Nam khác đang chờ bạn khám phá.
Danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam
Hiện nay có 5 Sân bay quốc tế Việt Nam trọng điểm bao gồm sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Vân Đồn và sân bay Phú Quốc. Những sân bay này phục các chuyến bay đi và đến tại các khu vực quốc tế.
Ngoài ra, các sân bay quốc tế khác cũng nhận được nhiều sự quan tầm của các hành khách như: sân bay Phú Bài, sân bay Liên Khương, sân bay Long Thành, sân bay Cần Thơ…
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN) – sân bay lớn nhất tại Việt Nam hiện nay
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được đánh giá là sân bay lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích là 850ha. Vị trí tọa lạc của sân bay thuộc đường Trường Sa, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Nhà ga sân bay này có công suất dự kiến là 28 triệu hành khách trên một năm. Tuy nhiên vào năm 2019 vừa qua, công suất vượt ngưỡng tối đa lên đến 41 triệu lượt khách.
Hiện tại sân bay đang vận hành cùng lúc hai nhà ga với 5 hãng hàng không nội địa khai thác và hơn 40 hãng hàng không quốc tế khai thác chuyến bay hai chiều đi và đến Việt Nam.
Tại sân bay Tân Sơn Nhất, khách hàng sẽ được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu mua sắm, nghỉ ngơi, ăn uống nhờ vào cơ sở hạ tầng hiện đại và cơ sở vật chất đầy đủ.
Sân bay quốc tế Nội Bài (HAN) – sân bay hiện đại bậc nhất Việt Nam
Sân bay quốc tế Nội Bài được biết đến là sân bay lớn nhất và quan trọng nhất ở khu vực miền Bắc nước ta. Cảng hàng không Nội Bài định vị tại huyện Sóc Sơn, cách thủ đô Hà Nội khoảng 35km. Dự án sân bày này bao gồm nhà ga nội địa Nội Bài và nhà ga quốc tế.
Từ sân bay quốc tế Nội Bài, hành khách có thể bay đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ ngoại trừ khu vực Vân Đồn và Hải Phòng. Có tổng cộng 5 hãng hàng không nội địa (Vietjet Air, Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Vietnam Airlines, Bamboo Airways) và 22 hãng hàng không quốc tế đang khai thác các chuyến bay ở đây.
Công suất phục vụ của sân bay quốc tế Nội Bài khá cao từ 16 cho đến 25 triệu lượt khách trên một năm. Đến năm 2019, sân bay đã đạt kỷ lục với công suất hơn 29 triệu lượt khách. Ban quản lý sân bay đang có kế hoạch cải tạo và mở rộng để tránh tình trạng quá tải và gia tăng công suất. Cơ sở vật chất ở đây rất hiện đại bao gồm: hộp ngủ, cây nước miễn phí, quầy hàng miễn thuế…
Sân bay quốc tế Đà Nẵng (DAD)
Sân bay quốc tế Đà Nẵng được xây dựng tại đường Duy Tân, P. Hòa Thuận Tây, Q. Hải Châu. Đây là sân bay có diện tích 842 ha, lớn thứ 3 trong số tất cả các sân bay ở Việt Nam.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện đang được khai thác bởi 5 hãng nội địa và 33 hãng bay quốc tế. Từ Đà Nẵng, có tổng cộng 16 đường bay trong nước và 25 đường bay thẳng đi nước ngoài. Tần suất chuyến bay tối đa lên đến 200 chuyến trên một ngày.
Đây là sân bay đặc biệt với 3 nhà ga phục vụ hành khách bao gồm ga quốc nội, ga quốc tế và nhà ga Vip. Công suất của nhà ga quốc nội đạt 15 triệu hàng khách trên một năm, công suất nhà ga quốc tế là 6 triệu khách, nhà ga Vip tập trung phục vụ cho các nguyên thủ quốc gia. Sự ra đời của sân bay DAD góp phần giúp cho kinh tế, văn hóa và du lịch Đà Nẵng có phần khởi sắc. Đến với nhà ga này, bạn sẽ được sử dụng các dịch vụ tiện nghi và đồng thời không hề cảm thấy nhàm chán khi chờ tới chuyến bay của mình.
Sân bay quốc tế Vân Đồn, Hạ Long (VDO)
Sân bay quốc tế Vân Đồn được biết đến là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam, ra đời vào năm 2018. Sân bay này sở hữu vị trí thuận lợi, cách thành phố Hạ Long khoảng 60km, kế bên cao tốc Vân Đồn – Móng Cái – Hạ Long.
Sân bay Vân Đồn hiện đang tiếp nhận những chuyến bay xuất phát từ Đà Nẵng và Hồ Chí Minh cùng với những chuyến bay quốc tế Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Công suất tiếp đón của sân bay lên đến 2 triệu khách trên một năm.
Sân bay quốc tế Phú Quốc (PQC)
Sân bay quốc tế Phú Quốc được đầu tư hiện đại nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa và du lịch Phú Quốc phát triển. Hạng mục này tọa lạc tại Tổ 2, Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang.
Nhà ga gồm có hai tầng: tầng trệt là nhà ga đến và tầng 1 là nhà ga đi cho các hành khách nội địa và quốc tế. Các khu chức năng và các dịch vụ tiện ích khác được thiết kế hợp lý nhằm mang đến sự thuận tiện cho các hành khách. Hiện nay, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là nơi hoạt động của 5 hãng bay nội địa và 20 hãng bay quốc tế.
Sân bay quốc tế Long Thành – sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai
Sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng thành xây bay lớn nhất của Việt Nam trong tương lai. Dự kiến công suất hoạt động của sân bay sẽ là 100 triệu hành khách/ năm. Vị trí sân bay Long Thành dựa theo quy hoạch sẽ nằm tại Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai. Cách thành phố Hồ Chí Minh 40km và cách thành phố Biên Hòa 30km.
Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ có tổng cộng 4 đường bằng được thiết kế đạt chuẩn quốc tế đảm bảo phục vụ được các loại máy bay hai tầng khổng lồ. Ngoài ra dự kiến sân bay sẽ có 4 nhà ga rộng lớn, đặc biệt nhà ga hàng hóa có thể đảm bảo công suất lên đến 5 triệu tấn hàng hóa trên một năm.
Sân bay Quốc tế Cát Bi (HPH)
Sân bay quốc tế Cát Bi do người Pháp xây dựng và trước đây được sử dụng chủ yếu cho mục đích quân sự. Vào năm 198, sân bay Cát Bi chính thức được khai thác để phục vụ các chuyến bay thương mại. Cảng hàng không quốc tế Cát Bi cách thành phố Hải Phòng 8km.
Sân bay này luôn nằm trong top các sân bay có mức tăng trưởng nhanh về số lượng hành khách và hàng hóa. Cùng với sân bay Vân Đồn, sân bay Cát Bi đóng vai trò là cảng hàng không dự bị giảm tải hiệu quả cho sân bay Nội Bài.
Sân bay Quốc tế Vinh (VII)
Sân bay quốc tế Vinh có phần đặc biệt bởi chỉ có các chuyến bay nội địa. Mức độ tăng trưởng của sân bay này đạt được 7 triệu lượt khách mỗi năm. Mặc dù quy mô không lớn bằng các cảng hàng không khác nhưng sân bay Vinh vẫn khai thác được tần suất 13 cho đến 15 chuyến bay một ngày.
Sân bay Quốc tế Phú Bài (HUI)
Sân bay quốc tế Phú Bài có vị trí tại Cầu Phú Bài, Khu 8, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Đường băng của sân bay có chiều dài 2700m và được đầu tư nâng cấp với hệ thống hiện đại gồm sân đỗ, hệ thống đường lăn, đèn dẫn đường… Hiện tại sân bay quốc tế Phú Bài đang thiết kế nhà ga mới với công suất 5 triệu lượt khách trên một năm. Dự kiến sẽ đáp ứng được tần suất bay cao hơn vào thời gian tới.
Sân bay Quốc tế Cam Ranh (CXR)
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đóng vai trò chiến lược thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch Cam Ranh nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung. Địa điểm này đóng vai trò kết nối các hành khách từ mọi miền đến với thành phố Nha Trang xinh đẹp.
Vào những năm trước đây, sân bay Cam Ranh chỉ được dùng để phục vụ mục đích quân sự. Năm 2004, cảng hàng không Cam Ranh đã chính thức được thương mại hóa và trở thành sân bay dân dụng lớn thứ 2 miền Trung, chỉ sau Đà Nẵng. Sân bay này được đầu tư các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng hiện đại thu hút nhiều hành khách.
Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)
Dựa trên ý tưởng thiết kế của loài hoa dã quỳ, sân bay quốc tế Liên Khương luôn tạo nên ấn tượng khó quên đối với khách du lịch. Đây được xem là cảng hàng không lớn nhất tại khu vực Tây Nguyên, có vai trò thúc đẩy kinh tế, du lịch Lâm Đồng và kết nối giao thông thuận tiện.
Sân bay Liên Khương tọa lạc tại quốc lộ 20, cách thành phố Đà Lạt khoảng 28km. Từ vị trí này, khách du lịch có thể có thể di chuyển đến các địa điểm tham quan nổi tiếng của Đà Lạt. Nhà ga sân bay quốc tế Liên Khương bao gồm hai tầng dành cho nội địa và quốc tế, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại.
3.12. Sân bay Quốc tế Phù Cát (UIH)
Sân bay quốc tế Phù Cát tọa lạc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ đây, các hành khách chỉ mất khoảng 50 cho đến 55 phút để di chuyển về thành phố Quy Nhơn. Thiết kế của sân bay được mô phỏng theo hình tượng đàn Nam Giao với hai tầng chính. Tầng một thiết kế theo hình vuông tượng trưng cho đất. Khu vực này sử dụng để làm các thủ tục lên máy bay, quầy hàng… Tầng hai thiết kế dạng hình tròn tượng trưng cho đất. Đây là khu vực văn phòng, phòng chờ hạng thương gia.
Sân bay quốc tế Phù Cát có thể đón từ 2,5 cho đến 4 triệu lượt hành khách trên một năm. Bên cạnh đó, cảng hàng không này còn là nơi để huấn luyện quân sự và là căn cứ chính của sư đoàn không quân 372.
Sân bay Quốc tế Cần Thơ (VCA)
Sân bay quốc tế Cần Thơ tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong, Bình Thủy, Cần Thơ và cách trung tâm thành phố khoảng 8km. Cảng hàng không này có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh của Cần Thơ nói riêng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thiết kế của nhà ga Cần Thơ mô phỏng hình chiếc thuyền 3 lá của miền sông nước. Không gian hành khách nội địa và quốc tế được bố trí hai bên, ở giữa là phần cảnh quan đẹp mắt được trang trí bằng cây cảnh.
Vào tháng 1 năm 2020. sân bay này chính thức khai thác hai đường bay đến Seoul (Hàn Quốc) và bay đến Đài Bắc (Đài Loan). Hứa hẹn vào tương lai, các đường bay quốc tế tại sân bay Cần Thơ sẽ mở rộng nhiều hơn nữa.
Xem thêm:
Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói
Gửi hỏa tốc Đà Nẵng đi Nha Trang