TIN TỨC: Ngành hàng không thế giới chạm mốc kỷ lục về lượng khách năm 2024

TIN TỨC: Ngành hàng không thế giới chạm mốc kỷ lục về lượng khách năm 2024

Ngành hàng không đang trải qua một năm phục hồi mạnh mẽ và đầy ấn tượng. Theo thông tin từ Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), năm nay ngành hàng không dự kiến đạt lượng khách kỷ lục lên đến 5 tỷ lượt và doanh thu nghìn tỷ USD, một cột mốc quan trọng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của ngành sau những thiệt hại nghiêm trọng trong ba năm qua.

Ngành hàng không thế giới chạm mốc kỷ lục về lượng khách năm 2024

Sự phục hồi ấn tượng sau đại dịch

Theo báo cáo từ IATA ngày 3/6, các hãng hàng không trên thế giới dự kiến sẽ đạt lợi nhuận ròng 30 tỷ USD trong năm nay. Con số này tăng so với ước tính trước đó là 25,7 tỷ USD. Từ đó cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sau giai đoạn khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. Tổng giám đốc IATA Willie Walsh nhấn mạnh rằng lợi nhuận này là một “thành tựu tuyệt vời” khi xét đến những thiệt hại nặng nề mà ngành hàng không đã trải qua.

Trong giai đoạn 2020-2022, đại dịch Covid-19 đã khiến ngành hàng không rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các hoạt động bay bị đình trệ, mất hàng nghìn việc làm, tổng thiệt hại lên đến 183 tỷ USD. Việc đạt được lợi nhuận trở lại là dấu hiệu của sự phục hồi. Đây cũng là minh chứng cho sức mạnh và khả năng thích ứng của ngành hàng không trong bối cảnh khó khăn.

Chi phí cao kỷ lục và thách thức tài chính

Mặc dù doanh thu đạt kỷ lục, ngành hàng không vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức tài chính. Tổng chi phí của các hãng hàng không năm nay dự kiến tăng 9,4%, đạt mức kỷ lục 936 tỷ USD. Trong khi lợi nhuận ròng dự kiến đạt 30 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 3,1%, tương đương khoảng 6 USD mỗi khách. Willie Walsh đã chỉ ra rằng con số này chỉ bằng giá của một ly cà phê tại một số nơi trên thế giới, cho thấy lợi nhuận của các hãng hàng không vẫn rất mỏng.

Ngành hàng không còn phải gặp áp lực từ chi phí nhiên liệu và giảm lượng khí thải carbon. Bên cạnh đó, các hãng hàng không đang đứng trước yêu cầu tham gia vào chống biến đổi khí hậu. IATA đã đặt mục tiêu đạt mức phát thải carbon bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Đây là một cam kết đầy tham vọng đòi hỏi sự đầu tư và cải tiến công nghệ đáng kể.

Ngành hàng không thế giới chạm mốc kỷ lục về lượng khách năm 2024

Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến ngành hàng không

Biến đổi khí hậu là thách thức về mặt môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động của ngành hàng không. Tháng 4 vừa qua, sân bay Dubai, một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới, đã phải đóng cửa do lũ lụt nghiêm trọng. Điều này đã ảnh hưởng đến hơn 2.000 chuyến bay. Các nhà khoa học khí tượng cảnh báo rằng những hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy có thể trở nên trầm trọng hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Vận tải hàng không đóng góp gần 3% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Mức độ này được xem là “nguy hiểm” vì chỉ phục vụ một bộ phận nhỏ dân số thế giới. Ngành hàng không đang gặp phải áp lực giảm lượng khí thải, hướng tới các giải pháp bền vững hơn.

Giải pháp bền vững và tương lai ngành hàng không

Để đối phó với thách thức về biến đổi khí hậu, ngành hàng không đang tập trung vào việc phát triển và sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). IATA cho biết sản lượng SAF, khai thác từ các nguồn tái tạo, đã tăng gấp 3 lần trong năm 2024. Sản lượng này đạt 1,9 tỷ lít (tương đương 1,5 triệu tấn). Tuy nhiên, SAF hiện tại chỉ chiếm 0,53% nhu cầu nhiên liệu của ngành trong năm nay. Từ đó cho thấy vẫn còn một chặng đường dài để thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch.

Các hãng hàng không đang đầu tư vào công nghệ và cải tiến quy trình để giảm lượng khí thải. Nhiều hãng đã triển khai các biện pháp như sử dụng máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn, tối ưu hóa hành trình bay để giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ và ứng dụng công nghệ xanh trong các sân bay.

Kết luận

Ngành hàng không thế giới đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Điều này được thể hiện rõ ràng qua mức doanh thu và lượng khách đạt kỷ lục. Tuy nhiên, ngành vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về tài chính và biến đổi khí hậu. Việc duy trì lợi nhuận trong bối cảnh chi phí tăng cao đòi hỏi các hãng hàng không phải không ngừng cải tiến và đầu tư vào các giải pháp bền vững.

Sự phục hồi của ngành hàng không không chỉ là câu chuyện về doanh thu và lợi nhuận. Đây còn là minh chứng cho khả năng thích ứng và sáng tạo của ngành trong bối cảnh khó khăn. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành hàng không đang hướng tới một tương lai bền vững hơn. Từ đó đảm bảo nhu cầu của người dân và đóng góp vào chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Xem thêm: Sáng kiến và giải pháp bền vững trong ngành hàng không

Xem thêm: Đưa Nhãn Xuồng Từ Việt Nam Chinh Phục Thị Trường Nga