Có lẽ nhiều người từ xưa tới nay vẫn có quan niệm xuất nhập khẩu tiểu ngạch là không chính thống; luồng lách thủ tục xuất nhập khẩu còn xuất nhập khẩu chính ngạch là chính thức; làm các thủ tục hải quan đầy đủ tại cảng, sân bay. Tuy nhiên điều này là không đúng; Airasiacargo sẽ giúp bạn tìm hiểu về xuất nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch một cách chính xác; rõ ràng, cụ thể hơn.
1. Xuất nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch là gì?
Buôn bán tiểu ngạch, còn gọi cách khác là mậu dịch tiểu ngạch hoặc thương mại tiểu ngạch; là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp; được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới; mà kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức trao đổi giao thương giữa nhân dân của hai quốc gia có chung đường biên giới. Vậy nên, xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hợp pháp; được pháp luật cho phép chứ không phải hình thức trốn thuế, hay là buôn lậu….Hiện nay chính phủ quy định lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch chiếm khoảng 6%.
2. Ưu và nhược điểm của hình thức xuất nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch là gì?
Ưu điểm:
- Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển khi đây là hình thức giao thương của người dân sinh sống gần biên giới chung của 2 quốc gia.
- Xuất nhập khẩu tiểu ngạch; hàng hóa không phải đi qua cửa khẩu nên thủ tục dễ dàng, ít rườm rà hơn. Khi vận chuyển thì nhà vận chuyển sẽ gom hàng chung lên xe tải, sau đó kê khai hàng hóa chung; vẫn phải đóng thuế; tuy nhiên mức thuế phải nộp sẽ ít hơn so với việc nhập khẩu chính ngạch thông thường.
Nhược điểm:
- Là hình thức buôn bán có tính ổn định thấp.
- Giá trị mỗi lần giao dịch nhỏ, kim ngạch buôn bán thường thay đổi theo thời vụ; theo thời tiết cũng như theo chính sách kiểm định.
- Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động dễ bị lợi dụng để tránh thuế. Nếu không kiểm soát chặt chẽ được hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch sẽ làm tình trạng buôn lậu và vận chuyển hàng hóa bẩn vào thị trường nước ta nhiều hơn.
3. Thủ tục xuất nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch như thế nào?
Theo thông tư của tổng cục hải quan số 315/TCHQ-GQ ngày 24 tháng 4 năm 1992 hướng dẫn thi hành quyết định số 115-HĐBT ngày 9/4/1992 của hội đồng bộ trưởng về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới. thì thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới được tiến hành như sau:
3.1 Thủ tục khai hàng:
a. Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới; khi có hàng hoá xuất khẩu; nhập khẩu, phải đến Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục khai báo và nộp thuế.
+ Để nhập khẩu tiểu ngạch thì phải nộp các giấy tờ sau:
Tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): 2 tờ
+ Phải xuất trình:
– Giấy chứng minh cư dân biên giới
– Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.
b. Riêng hàng tự sản tự tiêu của cư dân biên giới đem trao đổi mua bán; mỗi lần có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn được miễn thuế theo Thông tư Liên Bộ thì không phải nộp thuế mà chỉ phải xuất trình giấy chứng minh cư dân biên giới và hàng hoá để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi. Nếu tổng trị giá những hàng hoá đó vượt định mức miễn thuế thì phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch phần vượt đó. Đối với những trường hợp này; Hải quan cửa khẩu dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính cùng lúc thay cả cho tờ khai và biên lai nộp thuế
3.2 Thủ tục kiểm hoá.
– Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phải đưa hàng đến cửa khẩu và xuất trình hàng để hải quan kiểm tra.
– Căn cứ vào quy định của Tổng cục Hải quan, tuỳ theo tính chất từng loại hàng cụ thể, trưởng Hải quan cửa khẩu quy định phương pháp kiểm tra cho thích hợp. Việc kiểm hoá phải tiến hành trước sự chứng kiến của chủ hàng.
– Cán bộ kiểm hoá đối chiếu giữa tờ khai và các giấy tờ có liên quan với thực tế hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để ghi kết quả kiểm hoá.
– Căn cứ giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hoá, trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định việc nộp thuế và cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.
– Việc luân chuyển giấy tờ như sau:
+ Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng; 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13; nếu là hàng của cư dân biên giới.
+ Lưu các giấy tờ còn lại tại hải quan cửa khẩu.
Vậy là Airasiacargo đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch. Hiện chúng tôi cũng có cung cấp dịch vụ nhập khẩu tiểu ngạch cho quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp rất nhiều mảng dịch vụ Logistics như:
- Chuyển phát nhanh quốc tế
- Chuyển phát nhanh nội địa
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Dịch vụ cho thuê kho bãi
…………………………………
Đối tác của chúng tôi là Indochinapost