Sân bay Long Thành sẽ là đòn bẩy nâng tầm hàng không thương gia Việt Nam

Sân bay Long Thành sẽ là đòn bẩy nâng tầm hàng không thương gia Việt Nam

Sân bay quốc tế Long Thành đang mở ra một chương mới cho ngành hàng không Việt Nam. Đặc biệt là phân khúc hàng không thương gia và dịch vụ cao cấp. Với vị trí chiến lược. Cơ sở hạ tầng hiện đại và quy hoạch thông minh. Sân bay Long Thành không chỉ giải quyết vấn đề quá tải mà còn đưa Việt Nam vươn tầm trở thành trung tâm hàng không khu vực.

Cơ hội từ vị trí chiến lược

Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng không với tốc độ tăng trưởng khách quốc tế vượt qua cả kỳ vọng. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính chung 10 tháng năm 2024. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 12 triệu lượt. Chiếm 84,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, sự quá tải của các sân bay hiện hữu như Tân Sơn Nhất và Nội Bài đang trở thành rào cản lớn trong việc khai thác hết tiềm năng trên. Đặc biệt ở phân khúc hàng không thương gia. Theo đó, ngành hàng không kỳ vọng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2026. Với công suất 25 triệu lượt hành khách/năm. Không chỉ giải quyết bài toán quá tải mà còn tạo cơ hội vàng để Việt Nam đầu tư vào phân khúc hàng không thương gia và dịch vụ cao cấp.

Ông Paul Desgrosseilliers, Giám đốc Điều hành ExecuJet Haite. Thành viên Hiệp hội doanh nghiệp hàng không châu Á cho biết: “Sự thành công của hàng không thương gia phụ thuộc rất lớn vào cơ sở hạ tầng chuyên biệt như nhà ga riêng (Fixed Based Operator – FBO). Bãi đỗ riêng và các khu vực bảo trì hiện đại. Nếu Cảng hàng không quốc tế Long Thành được quy hoạch đúng hướng. Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các trung tâm hàng không lớn như Singapore hay Bắc Kinh”.

Sân bay Long Thành được coi là cửa ngõ giao thương lý tưởng

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, với vị trí chiến lược cách TP Hồ Chí Minh chỉ 40 km. Sân bay Long Thành được coi là cửa ngõ giao thương lý tưởng. Kết nối Việt Nam với các trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Á như Singapore, Bangkok và Kuala Lumpur. Điều này giúp sân bay Long Thành trở thành điểm trung chuyển quan trọng cho các chuyến bay thương gia trong khu vực và trên toàn cầu.

Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Tổng giám đốc ACV cũng cho biết, để phát triển ngành hàng không Việt Nam. ACV sẽ đầu tư mạnh mẽ với tổng ngân sách 400.000 tỉ đồng (tương đương16 tỉ USD) vào các dự án quan trọng như Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất và mở rộng nhà ga T2 Nội Bài. ACV đặt mục tiêu đến năm 2030, các cảng hàng không Việt Nam sẽ đạt công suất 284 triệu hành khách mỗi năm. Nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Đây là bước đi chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng không Việt Nam. Và biến các sân bay trở thành điểm đến hấp dẫn cả về thương mại và văn hóa.

Sân bay Long Thành sẽ là đòn bẩy nâng tầm hàng không thương gia Việt Nam
Sân bay Long Thành sẽ là đòn bẩy nâng tầm hàng không thương gia Việt Nam

Vẫn còn nhiều rào cản

Mặc dù tiềm năng lớn nhưng ngành hàng không thương gia tại Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức hiện hữu. Đó là thiếu cơ sở hạ tầng chuyên biệt, nhân sự và chính sách chưa đồng bộ.

Có thể thấy, hiện các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất và Nội Bài không có nhà ga riêng (FBO) và khu vực dành riêng cho máy bay thương gia. Việc sử dụng chung cơ sở vật chất với hàng không thương mại dẫn đến sự bất tiện. Và làm giảm trải nghiệm của khách hàng cao cấp. Theo đó, số lượng chuyến bay thương gia tại Việt Nam còn hạn chế so với các nước trong khu vực. Làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư từ các hãng hàng không quốc tế chuyên về phân khúc này.

Bên cạnh đó, chất lượng nhân lực có trình cao về ngành hàng không còn thiếu và yếu, từ phi công, kỹ sư bảo trì đến nhân viên mặt đất, đang là một rào cản lớn trong việc phát triển hàng không thương gia. Đặc biệt, các quy trình hành chính liên quan đến hàng không thương gia. Từ cấp phép đến ưu đãi đầu tư còn phức tạp và thiếu sự nhất quán. Làm giảm sức hút với các đối tác quốc tế.

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang phát triển nhanh chóng

Trong khi đó, theo ông Paul Desgrosseilliers, nền kinh tế Việt Nam hiện đang phát triển nhanh chóng. Kéo theo nhu cầu hàng không thương gia ngày một tăng, được thể hiện ở số lượng các chuyến bay thương gia nội địa và quá cảnh ngày một nhiều. Hầu hết khách đi các hạng thương gia này đều mong muốn đến Việt Nam để trải nghiệm về y tế, du lịch, giải trí. Và phổ biến nhất là phục vụ công việc kinh doanh. Do đó, các chuyến bay thương gia thường được coi là công cụ kinh doanh hỗ trợ cho hoạt động thương mại và đầu tư.

Chính vì vậy, nhiều công ty lớn nhất thế giới yêu cầu các giám đốc cấp cao của họ sử dụng phương tiện giao thông an toàn. Và bảo mật khi di chuyển khắp thế giới. Dù là tìm kiếm phát triển kinh doanh hay đến làm việc tại các cơ sở hiện có. Đối với một quốc gia đang hướng đến thu hút đầu tư như Việt Nam. Việc phục vụ các chuyến bay và hành khách hạng thương gia là yếu tố cần thiết. Giúp tăng trưởng kinh tế cho xã hội và khu vực.

Đọc thêm:

Sự khác nhau giữa warehouse và fulfillment center

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Đài Bắc Đài Loan về Việt Nam giá rẻ

Sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan

Tất cả những điều cần biết về ICAO – Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. Booking tải Hàng không rẻ nhất Air Asia