Phân biệt “Vận tải Hàng không” và “Logistics Hàng không”

Phân biệt “Vận tải Hàng không” và “Logistics Hàng không”

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa các hoạt động hàng không. Họ nghĩ rằng vận tải hàng không là đại diện cho tất cả các hoạt động này. Tuy nhiên, thực tế là vận tải hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ trong chuỗi Logistics Hàng không.

Về mặt chức năng:

  • Vận tải hàng không đề cập đến việc sử dụng máy bay để vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Hàng hóa được đóng gói và sắp xếp theo tiêu chuẩn ngành hàng không. Vận chuyển bằng máy bay chở hàng hoặc khoang chứa của máy bay hành khách.
  • Logistics hàng không bao gồm toàn bộ chuỗi dịch vụ. Bao gồm từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng. Kể cả đóng gói, dán nhãn, đến giao hàng. Và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.

Về mặt thời gian:

  • Vận tải hàng không chỉ chiếm 10-20% thời gian của toàn bộ chuỗi Logistics Hàng không.
  • Hơn 80% thời gian còn lại là các hoạt động diễn ra trên mặt đất.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai khái niệm này, chúng ta cần xem xét sâu hơn về đặc điểm của từng loại hình.

Vận tải hàng không

Vận tải hàng không, hay còn gọi là Air Cargo trong tiếng Anh. Là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay. Hàng hóa thường được chở trong khoang bụng của máy bay hành khách. Tuy nhiên, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng hàng hóa quốc tế.

Tóm lại, vận tải hàng không chỉ bao gồm hoạt động vận chuyển hàng bằng máy bay. Và không bao gồm các hoạt động diễn ra dưới mặt đất. Khái niệm này hẹp hơn nhiều so với Logistics hàng không. Vốn bao gồm toàn bộ chuỗi dịch vụ từ nhận hàng đến giao hàng.

Phân biệt “Vận tải Hàng không” và “Logistics Hàng không”Phân biệt “Vận tải Hàng không” và “Logistics Hàng không”
Phân biệt “Vận tải Hàng không” và “Logistics Hàng không”

Logistics hàng không

Khái niệm

Logistics hàng không có cùng mục tiêu với các loại logistics khác như đường biển và đường bộ, đó là đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa logistics hàng không và các hình thức logistics khác như sau:

  1. Tốc độ: Logistics hàng không nổi bật với tốc độ vận chuyển nhanh nhất, vượt trội so với đường biển và đường bộ, giúp tiết kiệm thời gian trong các trường hợp khẩn cấp hoặc vận chuyển hàng hóa có giá trị cao.
  2. Chi phí: So với các loại hình khác, chi phí vận tải hàng không thường cao hơn do tốc độ và dịch vụ đi kèm. Điều này khiến nó thường được sử dụng cho các loại hàng hóa có giá trị cao hoặc đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
  3. Khả năng vận chuyển hàng hóa: Hạn chế về kích thước và khối lượng của hàng hóa trên máy bay khiến logistics hàng không không thể cạnh tranh với đường biển hoặc đường bộ về số lượng hàng hóa có thể vận chuyển trong một lần.
  4. Quản lý và theo dõi hàng hóa: Logistics hàng không thường cung cấp khả năng theo dõi hàng hóa chi tiết và chính xác hơn, nhờ vào hệ thống quản lý hiện đại và công nghệ tiên tiến.

Dù chỉ chiếm khoảng 1,7% về khối lượng thương mại quốc tế, Logistics hàng không lại chiếm tới 35% giá trị thương mại toàn cầu. Theo Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA), trước khi đại dịch xảy ra, logistics hàng không liên tục tăng trưởng, đạt doanh thu trên 116 tỷ USD vào năm 2019.

Phân biệt “Vận tải Hàng không” và “Logistics Hàng không”
Phân biệt “Vận tải Hàng không” và “Logistics Hàng không”

Hoạt động

Trong hoạt động Logistics hàng không. Các quy trình xử lý hàng hóa có thể khác nhau tùy thuộc vào từng đơn vị, nhưng các hoạt động cốt lõi thường bao gồm:

  1. Tiếp nhận hàng hóa vào kho hàng không: Nhận và kiểm tra hàng hóa khi chúng được đưa vào kho.
  2. Bốc dỡ, chất xếp hàng hóa từ/khỏi máy bay: Hàng hóa được bốc dỡ từ máy bay hoặc xếp lên máy bay tùy vào lộ trình vận chuyển.
  3. Ghép hàng: Kết hợp các lô hàng nhỏ lại với nhau để tạo thành một đơn vị tải (ULD) khi hàng hóa không đủ để làm đầy một đơn vị.
  4. Bao bì, tem nhãn hàng hóa theo tiêu chuẩn của điểm đến: Đóng gói và dán nhãn hàng hóa đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu của địa điểm đến.
  5. Chấp nhận hàng: Đơn vị vận chuyển xác nhận và chấp nhận hàng hóa để tiến hành vận chuyển.
  6. Cân hàng: Cân đo hàng hóa để tính toán chi phí và đảm bảo tuân thủ các quy định về trọng lượng.

Ngoài ra, còn có các dịch vụ khác như:

  • Xuất vận đơn hàng không (AWB): Cung cấp chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
  • Điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn: Thực hiện các thay đổi hoặc hủy bỏ hóa đơn khi cần.
  • Gia cố kiện hàng: Bảo đảm kiện hàng được đóng gói chắc chắn, an toàn.
  • Bổ sung AWB thứ cấp (HAWB): Cung cấp các vận đơn thứ cấp để theo dõi chi tiết hơn.
  • Vận chuyển hàng đến các kho hàng không kéo dài: Đưa hàng hóa đến các kho lưu trữ tạm thời trước khi được vận chuyển tiếp.

Các dịch vụ

– Dịch vụ vận tải hàng không

– Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế

– Dịch vụ cho thuê kho bãi

– Dịch vụ trucking

– Dịch vụ khai báo Hải Quan

– Dịch vụ vận tải đường biển

– Dịch vụ mua hộ hàng hóa

– Dịch vụ hút chân không

– Dịch vụ phát hàng thu tiền (COD).

Dịch vụ hàng Air – Airasia Cargo

Hotline: 0868 555 383
Địa chỉ: 86/12 Phổ Quang, Phường 2,  Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Website: www.indochinapost.com
Email: cs@indochinapost.com


ĐỌC THÊM

Dịch vụ vận tải hàng hóa đi Sydney, Úc từ Hà Nội bằng đường hàng không

Chuyển hàng từ sân bay SGN đi sân bay SYD thông qua Vietjet Air

Dịch vụ xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng xuất khẩu

Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng