DG CARGO (HÀNG NGUY HIỂM) LÀ GÌ? DG CLASS, UN NUMBER LÀ GÌ?

hang-nguy-hiem

DG CARGO (HÀNG NGUY HIỂM) LÀ GÌ? DG CLASS, UN NUMBER LÀ GÌ?

Hàng nguy hiểm là gì? Bao gồm những loại nào? Quy định về các loại phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm ra sao? phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào? Tất cả những vấn đề liên quan đến hàng hóa nguy hiểm sẽ được Advantage Logistics giải đáp trong bài viết này. Mời quý Khách Hàng đón đọc nhé!

hang-nguy-hiem

1. Hàng nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods – viết tắt là DG) là các mặt hàng có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn, an ninh quốc gia và gây nguy hiểm cho giao thông trong quá trình vận chuyển.

2. Hàng nguy hiểm bao gồm những loại nào?

Trong nhiều trường hợp vận chuyển hàng hóa quốc tế, hàng của quý khách có thể sẽ bị phân loại là hàng nguy hiểm và bị áp mức giá vận chuyển cho loại hàng này.

Theo công ước SOLAS-74 và bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (International Maritime Dangerous Goods Code – IMDG Code) do tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đề xuất áp dụng vào năm 1965 nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển thì hàng nguy hiểm sẽ được phân thành 9 loại như sau.

Mỗi loại được chia thành nhiều nhóm hàng và mỗi loại hàng đều có nhãn hiệu với màu sắc biểu thị tính chất nguy hiểm, đòi hỏi yêu cầu riêng biệt về bốc dỡ, chất xếp, vận chuyển.

  • Loại 1: Chất nổ (Explosive Substances or Articles)

Chất nổ

Chất nổ được chia thành các nhóm nguy hiểm sau:

+ Nhóm 1.1: Bao gồm các chất, vật phẩm mà nguy cơ phát nổ khối là tiềm tàng

+ Nhóm 1.2: Bao gồm các chất, vật phẩm tạo ra nguy hiểm nhưng không phải là nguy cơ phát nổ khối (Mass explosion hazard).

+ Nhóm 1.3: Bao gồm các chất, vật phẩm có tiềm tàng nguy cơ cháy hoặc nổ nhẹ, không phải là mối nguy hiểm gây nổ khối.

+ Nhóm 1.4: Bao gồm các chất, vật phẩm không thể hiện mối nguy hiểm nghiêm trọng.

+ Nhóm 1.5: Bao gồm các chất rất không nhạy nhưng lại tồn tại mối nguy hiểm gây nổ khối

+ Nhóm 1.6: Bao gồm các vật phẩm cực kỳ không nhạy và không tồn tại mối nguy hiểm gây nổ khối

 

Hàng nguy hiểm loại 1

  • Loại 2: Các chất khí (Gases)

Các chất khí (Gases)
Các chất khí (Gases)

Các chất khí là các chất có những đặc điểm sau:

+ Tại nhiệt độ 50oC có áp suất bay hơi lớn hơn 300kPa, hoặc

+ Hoàn toàn ở thể khí ở nhiệt độ 20 oC tại áp suất tiêu chuẩn 101,3kPa

Chất khí nêu trên được chuyên chở trên tàu trong các dạng như: Khí nén, khí hóa lỏng, khí hóa lỏng dưới áp suất cao, khí hóa lỏng dưới áp suất thấp và khí được hòa tan trong dung dịch.

Các chất khí này có thể phân chia thành 3 loại cơ bản sau:

+ Các chất khí dễ cháy (Flammable Gases)

 

+ Các chất khí không dễ cháy, không độc (Non-Flammable, Non-Toxic Gases)

 

+ Các chất khí độc (Toxic Gases)

 

Hàng nguy hiểm loại 2

  • Loại 3: Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)

Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)
Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)

Chất lỏng dễ cháy có thể bao gồm 2 loại chủ yếu là:

+ Các chất lỏng dễ cháy: Đây là các chất lỏng được chuyên chở tại nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn điểm bắt lửa của chúng hoặc là các hợp chất được chuyên chở dưới nhiệt độ cao ở dạng lỏng và chúng sinh ra khí dễ cháy tại nhiệt độ tương đương hoặc thấp hơn nhiệt độ chuyên chở lớn nhất.

+ Các chất lỏng đã bị triệt tiêu đặc tính dễ nổ: đây thực chất là các hợp chất dễ nổ nhưng đã được hòa tan hoặc pha vào nước hay các chất lỏng khác, tạo ra một hỗn hợp chất lỏng đồng nhất để triệt tiêu đặc tính dễ nổ.

 

Hàng nguy hiểm loại 3

  • Loại 4: Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid)

Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid)
Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid)

Chất rắn nguy hiểm là các chất khác với các hợp chất thuộc loại chất nổ. Dưới các điều kiện chuyên chở, các chất này luôn dễ cháy hoặc chúng là nguyên nhân góp phần tạo ra đám cháy.

Chất rắn nguy hiểm có thể phân chia thành các loại chủ yếu sau:

+ Nhóm 4.1: Các chất rắn dễ cháy (Flammable Solids)

+ Nhóm 4.2: Các chất rắn dễ cháy và tự cháy (Substances liable to spontaneous Combustion)

 

+ Nhóm 4.3: Các chất rắn khi tiếp xúc với nước có thể sinh ra khí dễ cháy (Substances which, in contact with water, emit flammable gases)

 

Hàng nguy hiểm loại 4

  • Loại 5: Các chất oxit và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)

Loại 5: Các chất oxit và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)
Loại 5: Các chất oxit và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)

+ Nhóm 5.1: Các chất oxit dễ cháy

+ Nhóm 5.2: Các peroxit hữu cơ dễ cháy

 

Hàng nguy hiểm loại 5

  • Loại 6: các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or Infectious)

các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or Infectious)
các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or Infectious)

Các chất độc là các chất có thể gây tử vong hoặc gây các thương tật nguy hiểm hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu hít phải hay tiếp xúc với chúng.

Các chất gây nhiễm bệnh là các chất mà bản thân chúng có chứa các mầm bệnh, do vậy hoàn toàn có thể gây lây nhiễm bệnh trên gia súc hay con người.

 

Hàng nguy hiểm loại 6

  • Loại 7: Các chất phóng xạ (Radioactive Materials)

Các chất phóng xạ (Radioactive Materials)
Các chất phóng xạ (Radioactive Materials)

Các chất phóng xạ được hiểu là bất cứ vật liệu có chứa phóng xạ nào mà cả độ phóng xạ đã làm giàu hoặc độ phóng xạ tuyệt đối thể hiện trong khai báo gửi hàng đều vượt quá giá trị đã được ấn định theo các mục từ 2.7.7.2.1 đến 2.7.7.2.6 trong IMDG Code.

 

Hàng nguy hiểm loại 7

  • Loại 8: Các chất ăn mòn (Corrosive Substances)

Các chất ăn mòn (Corrosive Substances)
Các chất ăn mòn (Corrosive Substances)

Đây chính là các chất có khả năng làm hư hỏng, thậm chí phá hủy các vật liệu, hàng hóa khác hay phương tiện vận chuyển nếu có sự rò rỉ hoặc tiếp xúc do các phản ứng hóa học gây nên.

 

Hàng nguy hiểm loại 8

  • Loại 9: Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác (Miscellenious Dangerous Substances and Article)

Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác (Miscellenious Dangerous Substances and Article)
Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác (Miscellenious Dangerous Substances and Article)

Đây là các chất và các vật phẩm khác với các chất và vật phẩm đã được phân loại ở 8 loại hàng nguy hiểm trên nhưng có các đặc tính nguy hiểm theo các điều khoản trong phần A, chương VII, SOLAS-74

 

Hàng nguy hiểm loại 9

Để biết hàng hóa của mình thuộc nhóm hàng nguy hiểm nào, khách hàng cần kiểm tra trên MSDS (Material safety data sheet), mục số 14. (Section 14 Transport information), chẳng hạn trích 1 MSDS:

Section 14: Transport information:
DOT shipping name: Fish meal
UN number: UN2216
DOT Classification: CLASS 9 – Miscellaneous Dangerous Goods
Packing group: ІІІ

3. Điều kiện của các đơn vị được phép vận chuyển hàng nguy hiểm

3.1 Đường hàng không

Các đơn vị được cấp giấy công nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không phải đạt được những điều kiện có trong Quyết định số 11/VBHN-BGTVT ngày 14/08/2013 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Một số điều khoản cụ thể như sau:

  • Điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không của hãng hàng không Việt Nam
      • Có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không;
      • Có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay cho phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc công nhận.
  • Điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không của hãng hàng không nước ngoài
      • Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không do Cục Hàng không Việt Nam cấp;
      • Khi được Cục Hàng không Việt Nam công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không do quốc gia của hãng hàng không hoặc của người khai thác tàu bay liên quan cấp.

 

3.2 Đường biển

Đối với đường thủy nội địa, Điều 10 của Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ có đề cập đến điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của phương tiện vận tải. Ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Giao thông, phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của cơ quan đăng kiểm phù hợp với từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm;
  • Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch theo quy trình và ở nơi quy định.

Ngoài ra, tàu biển còn phải tuân thủ các điều khoản quy định trong Chương 7 của Công ước SOLAS – Công ước Quốc tế về An toàn Sinh mạng Con người trên biển.

3.3 Đường bộ

Điều 13, Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ có đề ra những tiêu chuẩn đối với phương tiện giao thông vận chuyển hàng nguy hiểm như sau:

  • Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông;
  • Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định;
  • Phải được các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên thành và phía sau phương tiện, có độ bền đủ chịu được tác động của thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp, vận chuyển. Không được có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển nếu không vận chuyển hàng nguy hiểm.

4. Các lưu ý trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm 

Việc chuyển chở hàng nguy hiểm đòi hỏi các phương tiện đặc biệt, phù hợp với tính chất của từng loại hàng và phải có nhân sự được đào tạo, có chuyên môn để vận chuyển và xử lý sự cố nếu có phát sinh.

4.1 Trước khi vận chuyển hàng nguy hiểm:

Người vận tải phải tham khảo hướng dẫn về vận chuyển hàng nguy hiểm của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO như SOLAS-74, Bộ luật vận chuyển hàng nguy hiểm (IMDG Code) và đặc biệt là cần chú ý những điều sau:

      • Độ bền của các bình chứa, đặc biệt là khí nén và gas phải đảm bảo. Các bình chứa phải có kết cấu thích hợp và phải được thử áp suất giới hạn trước. Những bình chứa hàng nguy hiểm trước đây chưa được vệ sinh đúng mức thì coi chúng là những bình chứa hàng nguy hiểm.
      • Hàng nguy hiểm phải có tên gọi theo đúng tên gọi kỹ thuật trong vận tải mà không được chỉ gọi theo tên thương mại. Ký mã hiệu đó phải được viết hoặc dán ở những chỗ dễ nhìn thấy nhất và phải chỉ rõ tính chất nguy hiểm của hàng bên trong. Mỗi kiện hàng phải có đầy đủ ký hiệu, nhãn hiệu.
      • Tất cả những tài liệu có liên quan đến việc chuyên chở hàng nguy hiểm phải gọi đúng tên kỹ thuật trong vận tải và ghi đúng đặc điểm kỹ thuật của hàng, phải có đầy đủ giấy chứng nhận là bao bì và việc đóng gói đã đảm bảo, đồng thời có đầy đủ ký, nhãn hiệu. Tàu phải có danh sách liệt kê hàng nguy hiểm chở trên tàu, sơ đồ hàng hóa phải nêu được các vị trí hàng trên tàu, hàng phải được xếp an toàn và phù hợp với tính chất của chúng. Những hàng kỵ nhau phải được xếp ngăn cách riêng biệt theo đúng quy tắc phân cách hàng nguy hiểm trong IMDG Code.
      • Phải có tờ khai và giấy chứng nhận hàng nguy hiểm trên tàu, trong đó có đầy đủ các thông tin về hàng nguy hiểm, mã số liên hợp quốc (UN Number), bao bì, cách đóng gói, các hướng dẫn cần thiết trong khi xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản, các hướng dẫn để xử lý trong trường hợp khẩn cấp cũng như sơ cứu y tế ban đ

Những quy định cấp thiết để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển bao gồm:

4.2 Quy định về bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm

      • Theo quy định của IMDG Code:

– Hàng phải được đóng gói kỹ, bao bì tốt, không bị hợp chất trong bao bì phá hủy, phải chịu đựng được những nguy hiểm thông thường do vận tải biển gây ra.

– Nếu dùng các vật liệu có khả năng thẩm hàng lỏng để đệm lót các loại hàng đó thì những vật liệu này phải hạn chế đến mức thấp nhất những nguy hiểm do chất lỏng gây ra. Khi đóng chất lỏng trong các bình phải trừ ra một thể tích phòng nổ.

      • Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2016/ NĐ-CP: về điều kiện đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường có quy định bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm như sau:

– Bao bì có khả năng chống sự ăn mòn, không phản ứng hóa học với các chất chứa bên trong, không bị hoen gỉ; chống thấm, kín đáo và chắc chắn để tránh trường hợp rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường khi vận chuyển trong điều kiện bình thường hoặc xảy ra sự cố.

– Nếu cá nhân hoặc tổ chức tự đóng gói hàng nguy hiểm, phải tiến hành thực nghiệm và kiểm tra chất lượng bao bì trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế rơi lọt, rò rỉ chất độc hại khi chuyên chở bằng đường biển.

– Các loại bao bì, vật chứa sau khi dùng xong cần bảo quản riêng nhằm đáp ứng các quy định của nhà nước.

– Ngoài ra, bao bì phải phù hợp với hàng chứa bên trong và miễn nhiễm với các loại hóa chất hoặc tác động của hàng nguy hiểm.

 

4.3 Trách nhiệm của các bên trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm

Đối với các bên khi tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần có trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.

Chủ hàng cần hỗ trợ tuyệt đối và thanh toán đúng thời hạn với bên vận chuyển. Còn bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm cho toàn bộ quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn của hàng hóa và đưa hàng đến đúng thời gian và địa điểm quy định.

Cụ thể, theo điều 20, Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ hàng nguy hiểm có trách nhiệm chủ yếu sau:

  • Chuẩn bị Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
  • Thông báo bằng văn bản  cho chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm: danh mục hàng nguy hiểm được vận chuyển theo chuyến hàng (tên hàng nguy hiểm, số UN, loại, nhóm hàng, số hiệu nguy hiểm; khối lượng hàng nguy hiểm); những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển; hướng dẫn xử lý trong trường hợp có sự cố môi trường và địa chỉ liên hệ khi xảy ra sự cố môi trường;
  • Bảo quản bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm; thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý bao bì, vật chứa thải bỏ theo quy định bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại;
  • Nộp các loại phí và lệ phí cấp theo quy định của pháp luật;
  • Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký kinh doanh chậm nhất sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc vận chuyển trong trường hợp có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng chuyến hàng;
  • Gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm cho Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký kinh doanh trước ngày 15/6 và trước ngày 15/12 hàng năm trong trường hợp có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo thời hạn.

4.4 Quá trình bốc dỡ hàng hóa nguy hiểm đúng cách

Hàng hóa nguy hiểm một khi bị rò rỉ ra môi trường sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, quá trình bốc dỡ hàng cần thực hiện bài bản, đúng cách để tránh tác động đến chúng.

Mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên tàu và lưu kho, bãi cần tuân thủ đúng những quy định của từng mặt hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của bên chủ hàng.

Người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát quá trình xếp, dỡ hàng để hàng hóa được bốc dỡ đúng phương pháp.

4.5 Các lưu ý trong thông quan hàng nguy hiểm 

Thủ tục thông quan hàng hóa nguy hiểm rất phức tạp và mất thời gian hơn rất nhiều. Chính vì thế mà ngoài các giấy tờ cần thiết thông thường, bạn cần phải chuẩn bị thêm các loại văn bản sau để khai báo hải quan:

  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất 

Trong chuyển phát hàng nguy hiểm quốc tế, an ninh kiểm tra rất gắt gao nên yêu cầu người gửi cung cấp bản MSDS (Material Safety Data Sheet) – là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất – một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất hoặc của dạng vật chất cụ thể nào đó.

Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

Thông thường, bảng phân tích bao gồm 16 phần và có dấu giáp lai. Chính vì thế, sự am hiểu tường tận về các chất hóa học là chìa khóa giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng hoàn thành tài liệu này.

Nếu bạn vận chuyển hóa chất được quy định là hàng nguy hiểm, phiếu an toàn hóa chất là tài liệu bắt buộc.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của AirAsia

Từ khi thành lập đến nay AirAsia không ngừng phát triển và đã tạo được chổ đứng vững chắc trong lãnh vực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam. Hiện nay AirAsia đã đang và có hợp đồng vận chuyển với các hãng hàng không quốc tế lớn trên thế giới với tần suất bay cao, tải trọng lớn và bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới như: Vietnam Airlines, Air Mauritius Cargo, British Airways World Cargo, Singapore Airlines, Thai Airways, Garuda Indonesia Airways…. và các hãng Forwarder: Indochinapost, ViettelCargo.com, UPSVietnam, DHLVietnam, FedExVietnam,..

Là đối tác tin cậy của các hãng hàng không AirAsia có những điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giao nhận hàng không chất lượng cao từ Việt Nam đến các sân bay quốc tế lớn trên thế giới.

AirAsia cung cấp dịch vụ vận tải hàng không trọn vẹn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với các dịch vụ chủ yếu bao gồm:

  • Vận tải hàng không hàng hóa xuất nhập khẩu, giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận.
  • Ðóng gói và bao bì hàng hoá.
  • Kho bãi và phân phối hàng hoá
  • Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới: SQ, TG,VN, BA,..

Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp nhiều loại dịch vụ khác liên quan như:

Dịch vụ khai báo hải quan tại kho SCSC

Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế

Dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa

Các dịch vụ Logistics liên quan khác

Với những dịch vụ đa dạng, AirAsia chúng tôi mong rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của qúy khách một cách tốt nhất.