Cước phí vận chuyển quốc tế là gì ? Khái niệm về cước phí vận chuyển quốc tế
Cước vận chuyển quốc tế là chi phí mà khách hàng phải trả cho công ty thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế. Bài viết phân tích những quy định pháp luật liên quan đến cước phí vận chuyển quốc tế, cụ thể:
1. Khái niệm vận tải quốc tế
Vận tải quốc tế hiện nay là một phần không thể thiếu đối với các công ty, xí nghiệp và những người kinh doanh nhỏ lẻ đều có mối quan hệ làm ăn hoặc giao dịch với thị trường trong khu vực hoặc toàn cầu. Và đây chính là tiền đề tạo ra sự ra đời của vận tải quốc tế.
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác trong mua bán hàng hoá quốc tế.
Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau.
Việc vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, vị trí của hàng hóa được thay đổi từ nước người bán sang nước người mua
Vận chuyển hàng hoá quốc tế được tiến hành thông qua hoạt động chuyên môn của các tổ chức vận chuyển chuyên ngành thực hiện. Việc vận chuyển được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau hoặc có thể được kết hợp của nhiều phương thức đó.
Ngoài ra, vận tải quốc tế cũng chính là một phần không thể tách rời và nắm vai trò vô cùng quan trọng của quá trình lưu thông hàng hóa nhằm đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng và từ thị trường này qua thị trường khác.
Trong khái niệm về vận tải quốc tế sẽ không thể nào không nhắc đến khái niệm của dịch vụ giao nhận quốc tế. Giao nhận quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa theo các tuyến quốc tế bằng các hình thức vận tải khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay giao nhận quốc tế chủ yếu được thực hiện bằng hình thức vận tải đường biển và đường hàng không.
2. Khái niệm cước phí vận chuyển quốc tế
Cước phí vận chuyển quốc tế là khoản tiền mà bên thuê vận chuyển quốc tế phải trả cho bên vận chuyển để chuyển một số hàng nhất định tới nơi mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển.
Cước vận chuyển quốc tế là chi phí mà khách hàng phải trả cho công ty thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế. Đối với cước vận tải quốc tế có thể thanh toán bằng hình thức trả trước hoặc trả sau đều được.
Về nguyên tắc, cách tính cước phí vận chuyển dựa trên sự tự do thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thoả thuận cước phí vận chuyển thường được dựa trên biểu giá cước vận chuyển do bên vận chuyển đưa ra.
3. Hướng dẫn cách tính giá vận chuyển quốc tế
Đối với cách tính giá cước vận chuyển quốc tế sẽ được áp dụng theo quy định cho tất cả các công ty. Chính điều này sẽ góp phần đảm bảo cho tính công bằng và sự ổn định cho thị trường. Ngoài ra, giá cước vận chuyển quốc tế sẽ dựa vào trọng lượng hàng hóa hay thể tích của loại hàng hóa đó.
Công thức tính trọng lượng quy đổi từ kích thước của bưu kiện, hàng hóa được tính như sau:
+ Trọng lượng quy đổi (kg) = (Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao)/5000.
+ Trong đó: chiều dài, chiều rộng, chiều cao được đo bằng đơn vị là cm.
Công thức trên được áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Ví dụ cụ thể cho cách tính cước vận chuyên quốc tế như sau: Công ty của bạn cần gửi một bưu kiện đã được đóng gói với kích thước chiều dài là 40cm, chiều rộng 50cm, chiều cao là 60cm, cân nặng là 10kg và cần phải gửi sang nước ngoài. Giá cước vận chuyển là 1$/kg. Từ đó, trọng lượng được tính như sau:
Trọng lượng (kg) = (40*50*60)/5000= 24kg.
Vì trọng lượng là 24kg > 10kg nên bưu kiện này mà công ty bạn muốn gửi đi sẽ được tính theo trọng lượng quy đổi là 24kg. Như vậy, phí vận chuyển sẽ = 24kg * 1$= 24$.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng là giá cước cố định của mỗi quốc gia sẽ khác nhau, nên để tính được giá cước vận chuyển quốc tế chính xác và cụ thể cho hàng hóa đó. Bạn cần phải biết được rằng hàng hóa mà bạn muốn gửi sẽ được vận chuyển tới quốc gia nào.
4. Cước phí vận chuyển quốc tế có được hưởng thuế suất 0%
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định vận tải quốc tế được áp dụng mức thuế suất 0%.
Tuy nhiên, theo Điểm c, Khoản 2, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC, muốn cước phí vận chuyển vận tải quốc tế được hưởng mức thuế suất 0% thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Thứ nhất, giao dịch vận tải quốc tế này cần có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài; từ nước ngoài đến Việt Nam; hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.
– Thứ hai, giao dịch vận tải quốc tế này cần có có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với những trường hợp vận chuyển các hành khách là cá nhân thì cần phải có chứng từ thanh toán trực tiếp.
Nếu không đủ điều kiện hưởng thuế suất 0% bạn phải chịu tính thuế theo mức thuế suất 10%.
5. Hướng dẫn giá tính thuế với vận tải quốc tế
Nếu bạn và doanh nghiệp đang thắc mắc về giá tính thuế với vận tải quốc tế thì có thể tham khảo Điểm 1.13 và 1.14 của Mục I, Phần B, Thông tư số 129/2008/TT-BTC, được Bộ Tài Chính ban hành ngày 26/12/2008.
Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
– Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt đó là cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
– Với các dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói này được xác định là giá đã có thuế GTGT.
– Với các trường hợp giá trọn gói đã bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam hay từ Việt Nam đi nước ngoài cùng các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác, nếu có đầy đủ chứng từ hợp pháp thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên sẽ được tính giảm trừ trong giá tính thuế GTGT.
– Với hóa đơn của những cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhằm đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê; để đầu tư cơ sở hạ tầng để bán, cho thu; hay để làm dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế thì tiến hành lập hóa đơn như sau:
+ Tại dòng giá bán sẽ ghi giá bán nhà, cơ sở hạ tầng; doanh thu về vận tải; doanh thu du lịch lữ hành trọn gói nhưng chưa có thuế GTGT.
+ Tại dòng giá tính thuế GTGT thì giá sẽ được xác định theo Điểm 1.8 của Mục I, phần B, Thông tư số 129/2008/TT-BTC..
+ Tại dòng thuế suất, tiền thuế GTGT, giá thanh toán ghi theo quy định.
6. Chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế
Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 9 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
Cước phí vận chuyển quốc tế hiểu một cách đơn giản nhất chính là khoản tiền mà bên thuê vận chuyển vận tải quốc tế phải trả cho bên vận chuyển để chuyển một số hàng nhất định, tới được đến nơi mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển.
Về nguyên tắc, cách tính cước phí vận chuyển vận tải sẽ được dựa trên sự tự do thỏa thuận của các bên. Song trên thực tế, việc thỏa thuận cước phí vận chuyển thường được dựa trên biểu giá cước vận chuyển do bên vận chuyển đưa ra. Đây là một khoản chi phí bắt buộc mà các doanh nghiệp cần phải bỏ ra để chi trả cho công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải chuyên nghiệp.
Thông thường, đi đôi với thủ tục thanh toán cước phí vận tải quốc tế, cả hai bên đều cần hoàn tất thủ tục, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý giữa đối tượng là người vận chuyển và người đi thuê vận chuyển. Hợp đồng phải liệt kê đầy đủ những chặng đường nội địa và quốc tế đi qua.
Như vậy, căn cứ vào những khái niệm trên, có thể hiểu chứng từ thu cước vận chuyển quốc tế là một loại hóa đơn, chứng từ do bên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế lập nên nhằm ghi nhận các thông tin cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế theo đúng quy định của pháp luật.
Thường thì chứng từ vận chuyển sẽ bao gồm vận đơn, giấy tờ gửi hàng và chứng từ vận chuyển khác, tùy theo hình thức vận tải quốc tế bạn sử dụng.
7. Một số hình thức vận tải quốc tế phổ biến ngày nay
Hiện nay, có rất nhiều phương thức lựa chọn dịch vụ vận tải quốc tế, tùy thuộc vào từng kích thước, loại mặt hàng hóa cũng như về số lượng của từng lô hàng hóa mà doanh nghiệp lựa chọn với những hình thức vận chuyển sao cho phù hợp nhất.
Vận chuyển hàng quốc tế bằng đường biển và đường hàng không
+ Vận tải bằng đường hàng không: Vận tải quốc tế bằng đường hàng không luôn được đảm bảo với tốc độ vận chuyển của bạn được giao hàng trong thời gian nhanh nhất, nhưng lại bị hạn chế về chủng loại của hàng hóa, không phải bất cứ lô hàng hóa nào bạn cũng có thể vận chuyển với hình thức này.
+ Vận tải bằng đường biển: vận tải quốc tế bằng đường biển có một ưu thế vượt trội chính là dịch vụ này thích hợp với tất cả các chủng loại hàng hóa, cho dù ở bất cứ nơi đâu hay ở bất cứ vùng miền nào trên thế giới. Không những thế, đây còn là một trong những dịch vụ có tuyến đường đi thẳng, tất cả những tuyến đường đều có sự liên kết chặt chẽ với các cảng lớn nhỏ trên thế giới, hay đúng hơn là tất cả những nơi mà nó từng đặt chân tới.
Thực tế không chỉ có vậy mà nó không có ưu điểm, chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ rẻ hơn nhiều so với những hình thức khác, qua đó sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả phân phối cũng như tính chất vận tải nâng cao tầm vóc mới.
Dịch vụ vận chuyển quốc tế của AirAsia
Từ khi thành lập đến nay AirAsia không ngừng phát triển và đã tạo được chổ đứng vững chắc trong lãnh vực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam. Hiện nay AirAsia đã đang và có hợp đồng vận chuyển với các hãng hàng không quốc tế lớn trên thế giới với tần suất bay cao, tải trọng lớn và bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới như: Vietnam Airlines, Air Mauritius Cargo, British Airways World Cargo, Singapore Airlines, Thai Airways, Garuda Indonesia Airways…. và các hãng Forwarder: Indochinapost, ViettelCargo.com, UPSVietnam, DHLVietnam, FedExVietnam,..
Là đối tác tin cậy của các hãng hàng không AirAsia có những điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giao nhận hàng không chất lượng cao từ Việt Nam đến các sân bay quốc tế lớn trên thế giới.
AirAsia cung cấp dịch vụ vận tải hàng không trọn vẹn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với các dịch vụ chủ yếu bao gồm:
- Vận tải hàng không hàng hóa xuất nhập khẩu, giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận.
- Ðóng gói và bao bì hàng hoá.
- Kho bãi và phân phối hàng hoá
- Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới: SQ, TG,VN, BA,..
Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp nhiều loại dịch vụ khác liên quan như:
Dịch vụ khai báo hải quan tại kho SCSC
Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
Dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa
Các dịch vụ Logistics liên quan khác
Với những dịch vụ đa dạng, AirAsia chúng tôi mong rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của qúy khách một cách tốt nhất.