Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc đóng gói và bảo quản hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm. Những yêu cầu về đóng gói và bảo quản không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mà còn liên quan đến hiệu quả kinh tế và sự hài lòng của khách hàng.
Đóng gói hàng hóa là gì?
Đóng gói hàng hóa (hay còn gọi là Packaging) là hoạt động sử dụng các loại vật liệu khác nhau. Dùng thùng giấy, mút xốp để chứa và đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Sau đó, hàng hóa đóng gói được niêm phong bằng cách dán băng keo thật kín bên ngoài. Ghi đầy đủ thông tin của người nhận, để đơn vị vận chuyển dễ dàng phân loại, chuyển hàng đến nơi chính xác.
Hàng hóa được đóng gói đúng tiêu chuẩn: Dịch vụ đóng gói hàng hóa không chỉ hỗ trợ đóng gói nhanh chóng. Mà còn đảm bảo đóng gói đúng quy cách cho từng loại mặt hàng. Qua đó, giúp bảo quản và duy trì chất lượng của hàng hóa tốt hơn.
Đảm bảo an toàn khi vận chuyển: Khi sử dụng dịch vụ đóng gói, doanh nghiệp an tâm hàng hóa được đặt vào thùng, hộp có chất liệu cứng cáp. Ngoài ra, còn có các loại vật liệu như mút xốp, hạt xốp, giấy bọt khí được lót bên trong. Để tăng độ an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển. Tránh hư hỏng và móp méo do tác động của môi trường bên ngoài.
Dễ dàng trong khâu quản lý: Dịch vụ đóng gói hàng hóa còn hỗ trợ dán tem. Nhãn ghi chú đầy đủ thông tin về đơn hàng. Từ đó giúp quá trình quản lý, kiểm soát số lượng hàng hóa tốt hơn. Giảm rủi ro thất thoát cho doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Hàng hóa được đóng gói gọn gàng, khoa học giúp doanh nghiệp dễ vận chuyển số lượng lớn. Từ đó giảm số lần chuyên chở và tiết kiệm chi phí đáng kể.
Quy định về đóng gói
- Đáp ứng yêu cầu từng loại hình vận chuyển. Xe tải, tàu biển, máy bay, xe lửa, hàng nguyên container hoặc hàng lẻ.
- Kích thước bao bì phải phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho, xếp dỡ trên pallet hoặc trong container.
- Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận và niêm phong chắc chắn. Dùng nhiều giải pháp khác nhau để đảm bảo không bị thất lạc, hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển.
- Đối với hoạt động vận chuyển giữa các quốc gia. Khả năng cao sẽ có thay đổi về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ. Vì thế, bao bì đóng gói hàng hóa cũng phải có độ bền và không dễ bị biến chất.
- Đối với hoạt động cho thuê kho, hàng hóa phải được đóng gói trong bao bì có tuổi thọ cao. Nhằm đáp ứng thời hạn lưu kho lâu dài từ vài tháng đến vài năm.
- Thùng đóng gói phải có ghi chú rõ ràng, trực quan bên ngoài. Có thêm ký hiệu/cảnh báo đặc biệt, để người vận chuyển lưu ý trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Phân loại đóng gói, bảo quản hàng hóa
Đồ điện tử
Đồ điện tử là một trong những món đồ rất dễ hỏng hóc khi gửi đi vận chuyển. Vì vậy các mặt hàng này cần được bảo quản một cách cẩn thận:
- Sử dụng các miếng đệm dạng miếng bọt như polyetylen. Bọc kỹ hàng hoá bằng những miếng xốp này.
- Kiểm tra các góc xem các góc đã được bao chặt chưa.
- Sử dụng các thùng carton có kích thước phù hợp để bỏ hàng hoá vào trong.
Bảo quản hàng hóa chất lỏng
Đây cũng là một dạng hàng hoá rất dễ bị hư hại trong quá trình vận chuyển cũng như bị rơi vãi:
- Bịt kín miệng chai. Có thể sử dụng băng dính quấn quanh để tránh chất lỏng bị rơi vãi.
- Sử dụng các miếng đệm xốp để bao quanh các chai cũng như chỗ hở giữa các chai để tránh va đập.
- Kiểm tra kỹ xem các chai lọ đã được bao chặt kỹ chưa và lựa chọn thùng carton phù hợp.
Bảo quản hàng hóa dễ vỡ
Một số hàng hoá dễ vỡ như bóng đèn, bát, chén sử,… rất dễ bị đổ vỡ trong quá trình vận chuyển. Một số điều sau để hàng hoá như sau:
- Phân loại và đóng gói kỹ càng.
- Sử dụng bọt khí hoặc miếng khí bao bọc xung quanh để giảm thiểu các lực tác dụng lên vật tránh trường hợp bị va đập mạnh gây nứt vỡ.
- Xếp lần lượt hàng hoá vào thùng carton, không chồng chéo lên nhau để tránh va đập khi vận chuyển.
- Gia cố chặt chẽ thùng hàng khi ký gửi.
Hàng hóa cồng kềnh
- Dùng thùng gỗ hoặc thùng carton để bao bọc các kiện hàng.
- Chèn các lỗ hở bằng bông mút, miếng xốp,… để tránh va đập.
- Kiểm tra kỹ các góc vì đây là các góc dễ bị hư hỏng nhất.
Hàng hóa là dược phẩm
Dược phẩm có ba dạng lỏng, mềm, rắn. Tuỳ vào mỗi loại mà bảo quản theo cách khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các hướng dẫn bảo quản trên bao bì, đặc biệt là tránh ánh nắng mặt trời:
- Thuốc Nam, thuốc Bắc: Cho vào bao nilon hoặc hút kín chân không để tránh bị ẩm mốc.
- Thuốc tây: Đảm bảo thuốc còn nguyên vẹn trong hộp. Bảo quản giống như hàng hoá dạng lỏng.
Xem thêm:
https://indochinapost.com/dich-vu-chuyen-phat-nhanh-noi-dia/
https://airasiacargo.vn/tin-tuc-nganh-hang-khong-the-gioi-cham-moc-ky-luc-ve-luong-khach-nam-2024/