Các thuật ngữ trong hoạt động Logistics Hàng Không

Các thuật ngữ trong hoạt động Logistics Hàng Không

Việt Nam là một thị trường logistics hàng không năng động và phát triển nhanh trên thế giới. Đặc biệt, với việc các nhà đầu tư tham gia sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam, lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không đã gia tăng rất nhanh trong thời gian qua. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về khối lượng vận chuyển. Nhưng trị giá hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không lại khá lớn.

Để xuất nhập khẩu hàng hóa bằng vận tải đường hàng không được diễn ra thuận lợi. Ngoài việc nắm rõ kiến thức chuyên môn. Việc đầu tư vào Tiếng Anh và hiểu rõ các thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực này là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là những thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không – Logistics hàng không.

Các thuật ngữ trong hoạt động trong Logistics hàng không (Nổi bật)

Air Waybill:

Không vận đơn – chứng từ do hãng vận chuyển phát hành để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay thường viết tắt là AWB hoặc MAWB. Vận đơn hàng không có 2 chức năng vô cùng quan trọng là: Biên nhận giao hàng cho người chuyên chở & Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

Cargo Density:

Mật độ hàng hóa – Xác định mật độ của hàng hóa là xác định có bao nhiêu không gian mà hàng hóa chiếm dụng cho một đơn vị trọng lượng được đo. Ví dụ: Một tấn gạo đóng bao có thể tích khoảng 1,4 m khối. Như vậy tỷ trọng của gạo đóng bao là 0,71 (1/1,4 m khối).

Cargo Manifest:

Bản liệt kê hàng hóa, bao gồm các thông tin liên quan đến việc chất xếp hàng hóa lên tàu bay. Bao gồm số không vận đơn, số hiệu của thiết bị chất xếp, chủng loại hàng hóa,…

Certificate of origin:

Chứng nhận xuất xứ – tài liệu thương mại quốc tế quan trọng xác nhận rằng hàng hóa trong một lô hàng xuất khẩu cụ thể được lấy, sản xuất, chế tạo hoặc chế biến toàn bộ tại một quốc gia cụ thể. Họ tuyên bố ‘quốc tịch’ của sản phẩm. Và cũng là một tuyên bố của nhà xuất khẩu để đáp ứng các yêu cầu hải quan hoặc thương mại.

Groѕѕ ᴡeight (GW):

Trọng lượng tổng của hàng hóa bao gồm hàng hóa bên trong. Và ᴄả bao bì đóng gói theo ᴄân nặng thựᴄ tế. Đơn ᴠị tính: Thường là Kg.

Volume Weight (VW):

Là khối lượng thể tích. Hay còn gọi là trọng lượng được quy đổi từ kích thước kiện hàng, được dùng để đo khả năng chiếm chỗ của lô hàng.

Chargeable weight:

Trọng lượng thu phí – dựa vào Chargeable weight. Bạn xác định mức giá sẽ phải trả để vận chuyển hàng hóa của mình. Nó có thể là tổng trọng lượng (tức là trọng lượng thực tế). Hoặc trọng lượng theo thể tích của lô hàng. Tùy theo giá trị nào lớn hơn.

Các thuật ngữ trong hoạt động Logistics Hàng Không
Các thuật ngữ trong hoạt động Logistics Hàng Không

Charges collect:

Phí trả sau (phí do người nhận trả) – Tổng phí vận chuyển có thể bao gồm phí nhận hàng. Và / hoặc phí giao hàng được ghi trên vận đơn sẽ được thu từ người nhận hàng.

Consolidation:

Sự gom hàng – là một chiến lược Logistics trong đó người gửi hàng kết hợp nhiều kiện hàng nhỏ lẻ từ các khách hàng khác nhau trong cùng một quốc gia vào một lô hàng lớn. Để cung cấp mức cước vận chuyển thuận tiện hơn.

Customs clearance agent:

Công ty làm thủ tục thông quan, chịu trách nhiệm giải quyết các nghĩa vụ và chứng từ về xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa và hàng hóa. Tuân thủ các quy định hải quan và quy định của chính phủ.

Documentation fee:

Phí tài liệu – là một trong những loại phí quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực giao thương hàng hóa. Thường được gọi tắt là DOC Fee.

Export license:

Giấy phép xuất khẩu – một tài liệu do các cơ quan chính phủ cấp cho phép các công ty hoặc cá nhân đã đăng ký vận chuyển hợp pháp những hàng hóa bị hạn chế. Giấy phép xuất khẩu được cấp bởi cơ quan cấp phép thích hợp sau khi xem xét cẩn thận các dữ kiện xung quanh giao dịch xuất khẩu nhất định.

IATA cargo agent:

Nhà giao hàng của một hãng hàng không được Hiệp hội IATA công nhận, phù hợp với các tiêu chuẩn của FIATA.

Tariffs:

Thuế quan (chính sách về thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu) – đây là một loại thuế do chính phủ của một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Bên cạnh việc là một nguồn thu cho chính phủ. Thuế nhập khẩu cũng có thể là một hình thức điều tiết ngoại thương. Và chính sách đánh thuế các sản phẩm nước ngoài để khuyến khích. Hoặc bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Spare parts:

Là những bộ phận mà bạn có thể mua riêng để thay thế các bộ phận cũ. Hoặc bị hỏng trong một thiết bị. Chúng thường là những bộ phận được thiết kế để dễ dàng loại bỏ hoặc lắp đặt.