C/O là gì và hướng dẫn để xin cấp C/O
Việc xuất nhập khẩu hàng hóa cần rất nhiều loại chứng từ như hợp đồng, hóa đơn thương mại, packing list,….Trong đó có C/O, đây là chứng từ rất cần thiết để chứng minh nguồn gốc hàng hóa và giúp miễn giảm thuế xuất nhập khẩu. Vậy làm sao để xin được C/O, Airasiacargo xin cung cấp một số thông tin và quy trình để xin C/O cho các lô hàng xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
C/O là gì?
C/O là chữ viết tắt của Certificate of Origin. C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ.
Có những loại C/O nào?
Sau đây là tất cả form C/O đang được sử dụng tại Việt Nam:
+ C/O form A : ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cấp cho Việt Nam xuất khẩu sang các nước;
+ C/O form D : hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;
+ C/O form E : hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;
+ C/O form S : hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam-Lào;
+ C/O form AK : hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;
+ C/O form GSTP : hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP;
+ C/O form B : hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi;
+ C/O form ICO : cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);
+ C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU;
+ C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico;
+ C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;
+ C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
Những cơ quan nào có thẩm quyền cấp C/O
Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:
- VCCI: cấp C/O form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexco III.
- Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S.
- Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…
Quy trình xin cấp C/O
Bước 1. Khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên hệ thống Comis gồm:
Khai báo đơn xin cấp trên hệ thống
Scan các file đính kèm bao gồm:
+ Hoá đơn thương mại;
+ Tờ khai hải quan xuất khẩu;
+ Định mức sử dụng nguyên phụ liệu;
+ Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra.
+ Hóa đơn mua bán và tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào.
Dung lượng tối đa: không quá 10mb
Bước 2. Tự động cấp số C/O.
Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số C/O khi doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ thống Comis
Tiếp nhận số C/O Hệ thống DN tiếp nhận số C/O.
Sửa hồ sơ C/O DN có thể sửa hồ sơ khi chưa có xác nhận của chuyên viên VCCI xử lý hồ sơ.
Bước 3. Gửi hồ sơ C/O DN gửi hồ sơ sau khi hoàn thiện
Bước 4. Tiếp nhận hồ sơ C/O Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ được gửi từ hệ thống DN.
Bước 5. Xét duyệt hồ sơ C/O Chuyên viên VCCI thực hiện xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ: chuyển bước 6. Nếu hồ sơ đầy đủ: chuyển sang bước 7.
Bước 6. Từ chối hồ sơ C/O Chuyên viên VCCI từ chối hồ sơ
Doanh nghiệp nhận Thông báo từ chối từ hệ thống VCCI và thực hiện bổ sung, chỉnh sửa thông tin
Doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu rồi gửi lại hồ sơ. Quy trình quay trở lại bước 3.
Bước 7. Duyệt cấp C/O Khi hồ sơ đầy đủ, chuyên viên xem xét rồi duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp.
DN nhận thông báo hồ sơ được duyệt cấp C/O
Bước 8. Ký và đóng dấu trên form C/O VCCI ký, đóng dấu trên form C/O và trả cho DN.